Ông Putin yêu cầu nghiên cứu vũ khí mà NATO gửi tới Ukraine

GD&TĐ - Tổng thống Putin cho biết Liên bang Nga nên nghiên cứu vũ khí của phương Tây mà Nga thu được ở Ukraine để cải thiện hiệu quả vũ khí của chính mình.

Tổng thống Nga Putin.
Tổng thống Nga Putin.

Trong cuộc gặp với người đứng đầu các doanh nghiệp thuộc Khu liên hợp công nghiệp - quân sự (OPK) ngày 20/9, ông Putin cho biết ông đặc biệt muốn lưu ý đến việc thiết bị của Nga chống lại vũ khí phương Tây một cách hiệu quả trong thực tế.

Theo nhà lãnh đạo Nga, Kiev hầu như đã bỏ lại tất cả các kho vũ khí của NATO gửi tới. Điều đó có nghĩa là Nga phải, và có thể nghiên cứu những kho vũ khí này, những gì được sử dụng để chống lại Nga và tăng khả năng của vũ khí Nga một cách có chất lượng. Dựa trên kinh nghiệm thu được để cải tiến thiết bị, vũ khí của Nga khi cần thiết - đây là một quá trình tự nhiên. “Cần phải thực hiện việc này càng nhanh và hiệu quả càng tốt - Tổng thống Nga kết luận.

Trước đó, ngày 19/9, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết, Kiev sẽ tiếp tục yêu cầu các nước phương Tây cung cấp thêm vũ khí cho đến khi cuộc xung đột kết thúc. Ông nói thêm, cuộc phản công của Ukraine là một tín hiệu rõ ràng cho tất cả các nước thấy việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) là hợp lý.

Cùng ngày, người đứng đầu bộ phận ngoại giao châu Âu, Josep Borrell, nhấn mạnh: Dự kiến vào tháng 10, EU sẽ quyết định việc thành lập một phái bộ cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Ngày 16/9, có thông tin cho rằng Mỹ sẵn sàng viện trợ quân sự cho Kiev thêm 600 triệu USD. Vũ khí cho Ukraine sẽ được phân bổ từ nguồn dự trữ của Lầu Năm Góc.

Ngày 21/2, Nga công nhận nền độc lập của 2 nước cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk. Sáng 24/2, trong một bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tổng thống Liên bang Nga cho biết, mục tiêu của chiến dịch là bảo vệ người dân Donbass, phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.