"Nếu Mỹ chuyển giao chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine, Moskva sẽ coi đây là mối đe dọa trong lĩnh vực hạt nhân", điều này đã được công bố trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Lenta bởi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng hành động của Mỹ và các đồng minh trong NATO, bao gồm cả việc cung cấp các loại vũ khí như vậy có thể tạo ra nguy cơ đụng độ vũ trang trực tiếp với Nga. Ông Lavrov sau đó đã mô tả hậu quả nếu diễn ra sự kiện như vậy là "thảm khốc".
"Trong quá trình chiến sự, quân đội của chúng tôi sẽ không xác định rõ liệu từng máy bay cụ thể, thuộc loại được chỉ định, có được trang bị để mang theo vũ khí hạt nhân hay không".
"Thực tế là nếu các chiến đấu cơ như F-16 xuất hiện trong Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ được chúng tôi xem xét như một mối đe dọa từ phương Tây trong lĩnh vực hạt nhân", tuyên bố của ông Lavrov được trích dẫn trên trang Lenta.
Khi được hỏi về khả năng Moskva sử dụng vũ khí hạt nhân trong khuôn khổ cuộc xung đột Ukraine, Ngoại trưởng Lavrov nhắc lại rằng mọi kịch bản đã được xác định rõ ràng về việc sử dụng loại vũ khí này trong học thuyết quân sự của Liên bang Nga.
"Đồng thời, tôi muốn lưu ý rằng Hoa Kỳ và các đồng minh NATO của họ tạo ra nguy cơ xung đột vũ trang trực tiếp với Nga, và điều này dẫn đến nhiều hậu quả thảm khốc", Bộ trưởng Lavrov nói thêm.
Không quân Ukraine sắp nhận được hàng chục tiêm kích F-16. |
Cần lưu ý rằng Ukraine có thể nhận tới 50 máy bay chiến đấu F-16, nhưng theo truyền thông Nga, chúng ta đang nói về những phiên bản cũ không có khả năng sử dụng các loại vũ khí hiện đại.
Chính vì vậy, việc NATO viện trợ những chiếc tiêm kích hạng nhẹ này cho Ukraine sẽ không gây ra bất kỳ tác động nào đối với cuộc xung đột.
Ngoài ra trước đó Nga cũng đã cảnh báo việc Anh cung cấp đạn xuyên giáp làm từ uranium nghèo cho Ukraine cũng bị xem là nguy cơ dẫn đến xung đột hạt nhân, nhưng tuyên bố của Moskva đã bị London bỏ ngoài tai và vẫn thực hiện kế hoạch của mình.