Thường được đề cập đến như là bệnh môi trường (Environmental Illness-EI), tình trạng này là một sự rối loạn mạn tính ở người, trong đó việc tiếp xúc mỗi ngày với công nghệ và hóa chất sẽ gây ra các triệu chứng với nhiều mức độ khác nhau.
Một số triệu chứng của MCS chỉ gây khó chịu và ở mức từ đau cơ bắp đến mệt mỏi chung chung. Một số khác được tường trình là tê liệt kèm nôn dữ dội, đau nửa đầu, hoảng loạn và chóng mặt. Nhiều bệnh nhân cho biết triệu chứng của họ trùng hợp với việc tiếp xúc với hóa chất và công nghệ chung quanh họ, như mùi hương, sợi tổng hợp, thuốc trừ sâu và Wi-Fi. Hầu hết bác sĩ thường do dự khi công nhận chứng bệnh này, đã gọi nó là một tình trạng thuộc tâm lý - xã hội, với các triệu chứng cấp tính về thể chất. Vì lý do này mà các bệnh nhân thường rất khó khăn khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ y học. Họ phải tự tìm đến những liệu pháp khác.
Vào năm 1988, một người mắc MCS sau những cuộc điều trị không thành công, đã tự mình nghĩ cách cứu mình bằng cách tìm đến một khu vực vắng người ở Snowflake, Arizona, nơi môi trường trong lành, không điện, không thiết bị công nghệ cao để sinh sống. Đó là Bruce McCreary, từng là kỹ sư điện, rời nhà ở Mesa sau khi gần như bại liệt do phơi nhiễm hóa chất trong nhà máy chế tạo máy bay, nơi ông làm việc.
Kể từ đầu những năm 1990, hơn 30 nạn nhân của MCS đã cùng với McCreary ở Snowflake, hình thành một thị trấn như một ốc đảo, giúp họ không bị hành hạ do hóa chất và công nghệ.
Một trường hợp đáng chú ý khác là Susie Molloy. Bà đã phát triển các triệu chứng suy nhược do MCS vào những năm 1970, khi còn đang học đại học. Các bác sĩ cho rằng do bà lo lắng quá nên bị “bệnh tưởng” khiến bà vô cùng hoang mang, có lúc bà còn sợ mình mắc bệnh AIDS. Cuối cùng, bà tự tìm hiểu và nhận ra rằng mình đang mắc chứng MCS… Một thời gian ngắn sau đó, bà cho ra đời bản tin nhằm hỗ trợ những người mắc bệnh về môi trường, lưu hành qua một mạng lưới MCS khắp đất nước. Sau đó, bà được liên lạc bởi một người đọc ở Snowflake, người đó kể cho bà nghe về bầu không khí trong lành và môi trường an toàn tại đây. Bà đã tìm hiểu và chuyển đến đây sinh sống vào năm 1994.
“Đối với tôi, sự cải thiện rất đáng kể. Khi bạn từ bỏ xe hơi, bạn sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn. Bạn có thể đi bộ. Bạn không cần bình thở oxygen. Giọng nói của bạn trong trẻo. Thực sự là tôi không muốn chuyển đến đây nhưng cơ thể tôi thúc giục”, bà nói.
Khoảng một năm sau đó, với sự hỗ trợ tài chính từ bạn bè và gia đình, bà xây dựng một ngôi nhà nhỏ với những bức tường bằng nhôm.
Sau Molloy vài năm, hàng chục người mắc chứng dễ cảm xúc với thế giới hiện đại cũng đã tìm đến thị trấn yên tĩnh này. Nhiều người trong số họ từng làm việc với vai trò kỹ sư và phát hiện các triệu chứng khi làm việc, trong khi một số khác như Molloy, đầu tiên không thể xác định cái gì đã gây ra căn bệnh của họ.
Cho dù nguồn gốc của căn bệnh đến từ đây, họ đều không thể có một cuộc sống thoải mái và không thể làm việc. Một cư dân tuyên bố đã dị ứng với hơi mực và chỉ có thể đọc sách qua một hộp nhựa và phải mang bao tay bằng nhựa. Cư dân khác sống trong chiếc xe tải, tuyên bố bà bị buộc phải rời xa túi ngủ, khi không thể thoát khỏi hơi độc. Những cư dân này tìm ra một nơi ẩn náu cho những người cùng khuynh hướng và hiểu về Snowflake.
Molloy, McCreary và những cư dân khác của cộng đồng MCS ở Snowflake đang rất hạnh phúc với nơi ở đặc biệt của họ, nhưng cũng không khỏi lo lắng về sự cân bằng mong manh. Đó là lý do vì sao họ thận trọng trong việc mời gọi cư dân mới vào khu biệt lập này.
“Tình trạng này là mong manh”, Molloy thổ lộ, “Chỉ cần có một gia đình xây dựng một trạm xăng bên ngoài con đường dẫn vào khu biệt lập, thì nhiều người trong chúng tôi phải chuyển đi. Vì vậy tôi rất cảnh giác và luôn hy vọng sẽ giữ được cuộc sống yên lành mà chúng tôi đã tạo dựng ở đây”.