Nữ tiến sĩ Việt nhận giải nhà khoa học trẻ tài năng thế giới

Đêm 22/06 (giờ Việt Nam), Lễ trao giải thưởng Nhà Khoa học Trẻ Tài năng thế giới năm 2022 thuộc chương trình giải thưởng khoa học danh giá L’Oreal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học đã long trọng diễn ra tại Paris.

PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân trên bục nhận giải.
PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân trên bục nhận giải.

PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân cùng với 14 nhà khoa học nữ trẻ xuất sắc đại diện cho 5 châu lục đã được vinh dự nhận Giải thưởng Nhà khoa học trẻ tài năng thế giới năm 2022.

Giải thưởng Nhà khoa học trẻ tài năng thế giới là giải thưởng tôn vinh nhà khoa học nữ tài năng trẻ trên khắp toàn cầu hàng năm thuộc chương trình giải thưởng khoa học quốc tế L’Oréal – UNESCO For Women in Science.

Đây là lần thứ 3, Việt Nam vinh dự có tên trong giải thưởng Nhà khoa học nữ trẻ tài năng thế giới. Các nhà khoa học nữ từng đạt giải thưởng này bao gồm TS Trần Hà Liên Phương (Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TPHCM năm 2015) và PGS. TS Nguyễn Thị Hiệp (Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TPHCM năm 2018).

PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân hiện là giảng viên, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Đối ngoại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM.

Với hơn 90 bài báo trên các tạp chí uy tín và chủ trì, 6 bằng sáng chế, tham gia hơn 10 dự án, đề tài khoa học công nghệ trong và ngoài nước, năm 2016, chị được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước xét công nhận Phó Giáo sư khi chỉ mới 36 tuổi.

Năm 2019, đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực pin nhiên liệu của PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân đã nhận được sự đồng thuận cao của Hội đồng Khoa học cấp quốc gia L’Oreal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học cho giải thưởng Nhà khoa học nữ tài năng Việt Nam năm 2019.

Đề tài Nghiên cứu tổng hợp xúc tác nano hợp kim Pt-Mo trên vật liệu nano Ti0,8W0,202 để nâng cao khả năng chịu đầu độc CO và giảm giá thành cho loại pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp methanol - một dạng năng lượng tái tạo đã mở ra cơ hội và lợi ích thiết thực trong việc sử dụng rộng rãi pin nhiên liệu, thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch và giảm sự nóng lên toàn cầu do khí thải nhà kính.

Nói về công trình nghiên cứu này, PGS. TS Hồ Thị Thanh Vân cho biết: “Thành công trong nghiên cứu này sẽ góp phần mở ra một con đường chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, theo đó nhiên liệu tái tạo, nhiên liệu xanh và bền vững sẽ được sử dụng trong một chu kỳ liên tục. Cách tiếp cận này sẽ định hình cho các giải pháp công nghệ năng lượng và kỹ thuật hiệu quả cao của thế kỷ 21”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...