Nữ sinh Hà Tĩnh giành 2 học bổng toàn phần tại Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Phạm Trần Quỳnh Anh (HS Trường THPT chuyên Hà Tĩnh) vừa xuất sắc nhận thư tiến cử học bổng toàn phần Chính phủ Nhật Bản từ Trường Đại học Ritsumeikan.

Em Phạm Trần Quỳnh Anh (lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh).
Em Phạm Trần Quỳnh Anh (lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh).

Ngoài ra, Quỳnh Anh cũng nhận thêm một suất học bổng toàn phần đến từ Trường Đại học Hyogo.

Không ngại thất bại

Ấp ủ giấc mơ du học, Phạm Trần Quỳnh Anh (lớp 12 chuyên Anh, THPT chuyên Hà Tĩnh) đã tự đặt mục tiêu cho bản thân ngay từ khi bước vào cảnh cổng Trường THPT chuyên Hà Tĩnh. Em định hướng con đường học tập cho mình từ rất sớm.

Nữ sinh dành hai năm lớp 10 và 11 để lấy các chứng chỉ cần thiết và đã đạt được điểm IELTS. Quỳnh Anh cũng dành phần thời gian còn lại tham gia vào hoạt động ngoại khóa, tình nguyện viên... Quỳnh Anh từng đảm nhiệm làm Trưởng ban Tài chính đối ngoại CLB Âm nhạc Shine. Vai trò này giúp cô nữ sinh có cơ hội được thử thách bản thân trong hoạt động đi kêu gọi các nguồn tài trợ cho những sự kiện của Câu lạc bộ.

Em Phạm Trần Quỳnh Anh (12 chuyên Anh, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh) vừa giành 2 học bổng toàn phần tại Nhật Bản.

Em Phạm Trần Quỳnh Anh (12 chuyên Anh, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh) vừa giành 2 học bổng toàn phần tại Nhật Bản.

“Em đã nhiều lần bị từ chối. Nhưng thay vì chán nản thì mỗi thất bại em xem đó là bài học để hoàn thiện bản thân để tiến lên phía trước. Hoạt động ngoại khóa đã giúp em phát triển bản thân, có cái nhìn cụ thể hơn về khả năng, hiểu được thế mạnh, điều cần cải thiện. Đó cũng là một trong những yếu tố giúp em có thêm các kỹ năng, trải nghiệm để hoàn thành bài luận, gây ấn tượng với các nhà phỏng vấn”, Quỳnh Anh chia sẻ.

Ngoài ra, cô nữ sinh chuyên Anh còn là Founder dự án “Bông học sử” – Vẽ truyện tranh dựa trên lịch sử Việt Nam; Thành viên ban tài chính sự kiện đối ngoại EC 2022… Quỳnh Anh cho biết, truyện tranh là một trong những sở thích của em. Không chỉ đọc truyện tranh bằng tiếng Việt, Quỳnh Anh còn thường tìm các bản tiếng Anh vừa thỏa mãn niềm đam mê, đây còn là một kênh giúp em nâng cao kiến thức tiếng Anh.

Đến năm 12, Quỳnh Anh tập trung hoàn thiện hồ sơ du học cho mình. Khi tìm hiểu các trường và học bổng, để không bị quá tải thông tin, nữ sinh tìm những trường đại học có ngành học phù hợp với năng lực của mình tại Ý, Hungary, Nhật Bản… Rồi sau đó em mới tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn để xem xét và đánh giá xem với các tiêu chí của bản thân phù hợp với học bổng nào. Cuối cùng, Quỳnh Anh đã chọn đăng ký và nộp hồ sơ vào 2 trường Đại học Nhật Bản là Hyogo và Ritsumeikan.

Thường xuyên trau dồi tiếng Anh, kiến thức xã hội giúp Quỳnh Anh làm tốt bài luận.

Thường xuyên trau dồi tiếng Anh, kiến thức xã hội giúp Quỳnh Anh làm tốt bài luận.

“Không muốn tạo áp lực tài chính cho gia đình nên mục tiêu của em là giành học bổng 100%. Đây là học bổng bao gồm toàn bộ tiền học phí cho 4 năm đại học; hàng tháng sẽ được trường chu cấp tiền thuê nhà, ăn uống, sinh hoạt; bảo hiểm y tế hàng năm. Nếu không được thì em sẽ chọn trường đại học trong nước phù hợp với năng lực và ngành học em mong muốn. Em cũng xem các các cuộc thi là trải nghiệm quý báu cho bản thân mình”, Quỳnh Anh nói.

Thế nhưng cuộc tập dượt đầu tiên đã mang về 2 suất học bổng toàn phần cho cô nữ sinh trường Chuyên với tổng trị giá khoảng 4,5 tỷ đồng.

Mong muốn cống hiến cho một tương lai bền vững

Đã gần 1 tháng nhận kết quả trúng tuyển nhưng Phạm Trần Quỳnh Anh vẫn lâng lâng niềm hạnh phúc khi chạm tới ước mơ của mình.

Trường ĐH Ritsumeikan University (xếp thứ 3/622 trường Tư thục tại Nhật).

Hằng năm, khu vực Đông Nam Á có 6 suất học bổng toàn phần được Khoa Giáo dục Khai Phóng Toàn Cầu (Global Liberal Arts - GLA) tiến cử Học bổng toàn phần Chính phủ Nhật Bản (MEXT).

Lợi ích học bổng: Khoản trợ cấp tiền mặt 120.000 yên/tháng được cung cấp trong suốt thời gian học ở Nhật; Phí nhập học và học phí (trong bốn năm) được học bổng chi trả; Một cặp vé bay quốc tế khứ hồi từ và trở về nước của sinh viên được cung cấp.

Sinh viên Khoa Global Liberal Arts - GLA sẽ được học theo chương trình bằng kép giữa Trường Đại học Ritsumeikan và Trường Đại học Quốc gia Úc.

“Ban đầu, em không nghĩ mình sẽ nhận được học bổng này. Bởi 2 gói học bổng này đều cạnh tranh rất lớn và chỉ có rất ít suất cho học sinh Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Mục đích ban đầu của em là đăng ký để lấy kinh nghiệm. Em rất bất ngờ với kết quả đã đạt được và quyết định sẽ theo học tại khoa Giáo dục khai phòng toàn cầu tại Trường Đại học Ritsumeikan”, Quỳnh Anh háo hức chia sẻ.

Theo đó, mỗi năm, Trường ĐH Ritsumeikan chỉ dành 6 suất học bổng toàn phần và tỷ lệ chọi khá cao khi có hằng trăm hồ sơ đăng ký dự tuyển. Đối với Sinh viên khoa Giáo dục khai phóng toàn cầu sẽ được học theo chương trình bằng kép giữa ĐH Ritsumeikan và Trường Đại học Quốc gia Úc (xếp thứ 1 tại Úc và 27 trên thế giới), gồm 3 năm tại Nhật và 1 năm tại Úc.

Thư tiến cử học bổng toàn phần Chính phủ Nhật Bản từ Trường Đại học Ritsumeikan của Quỳnh Anh.

Thư tiến cử học bổng toàn phần Chính phủ Nhật Bản từ Trường Đại học Ritsumeikan của Quỳnh Anh.

Bí quyết để làm hồ sơ nổi bật, theo Quỳnh Anh đó là việc tự tìm hiểu các thông tin cần thiết về trường. Việc tự tìm hiểu, giúp em hiểu rõ hơn về ngôi trường em theo học, mục tiêu phát triển của nhà trường để tìm thấy sự liên kết với bản thân. Đây cũng là một trải nghiệm thú vị đáng để thử thách mình.

Trong quá trình xin học bổng, tốn nhiều thời gian và công sức nhất là bài luận bằng tiếng Anh. Bài luận của 2 trường Đại học gây khó khăn trong quá trình viết là số lượng chữ, chỉ khoảng 500 chữ, thậm chí trường Ritsumeikan chỉ có 200 chữ cho mỗi bài luận. Em phải chọn lọc ý và từ ngữ kỹ càng để thể hiện đầy đủ được những thứ mình muốn, phong cách cá nhân...

“Ngoài việc làm đẹp hồ sơ thì kỹ năng mềm và khả năng lưu loát tiếng Anh chính là yếu tố gây ấn tượng tại các vòng phỏng vấn. So với nhiều người thì hồ sơ của em còn rất bình thường, thế nhưng em chắc chắn những gì thể hiện tại bài luận và các vòng phỏng vấn đã giúp em dành học bổng toàn phần từ 2 trường”, Quỳnh Anh nhắn gửi.

Nữ sinh Trường THPT chuyên Hà Tĩnh dự định sẽ học khoa Giáo dục khai phòng toàn cầu tại Trường Đại học Ritsumeikan.

Nữ sinh Trường THPT chuyên Hà Tĩnh dự định sẽ học khoa Giáo dục khai phòng toàn cầu tại Trường Đại học Ritsumeikan.

Nói về dự định tương lai, Quỳnh Anh mong muốn sẽ trở thành nhà cố vấn phát triển tương lai cho các tập đoàn. Ước mơ này bắt nguồn từ việc em rất hâm mộ những người thành công, ngoài ra em cũng thường xuyên theo dõi và tham gia các chương trình từ thiện đến các mảnh đời khó khăn. Qua trải nghiệm, em thấy chỉ từ thiện thôi không đủ mà muốn cống hiến cho một tương lai bền vững hơn. Đó cũng là tiêu chí của trường Đại học Ritsumeikan – ngôi trường Quỳnh Anh dự định theo học.

“Đây còn là ngôi trường học sinh tự chọn các môn học dựa trên sở thích và năng lực của bản thân. Do là trường quốc tế nên trường hội tụ rất đông học sinh đến từ đa quốc gia. Việc tiếp xúc và lắng nghe các vấn đề theo góc nhìn của mỗi bạn giúp em có cái nhìn đa chiều hơn”, Quỳnh Anh háo hức.

“Quỳnh Anh là một học sinh toàn diện. Ngoài kết quả học tập tốt, em còn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, tình nguyện... Điều đặc biệt nhất ở Quỳnh Anh đó là sự đam mê theo đuổi đến cùng ước mơ của mình, không ngại khó khăn, thất bại. Tôi tin rằng những cá tính, bản lĩnh của mình, Quỳnh Anh sẽ ngày càng xuất sắc dù ở bất cứ môi trường nào", thầy giáo Lê Hữu Khuyến - GV chủ nhiệm lớp 12 Anh, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh bày tỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.