Nữ nhà giáo đất mỏ với công tác xã hội hóa

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cô giáo Phạm Thị Thu Hà là tấm gương điển hình của ngành Giáo dục Quảng Ninh. Cuối năm 2023, cô Hà được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

Cô Phạm Thị Thu Hà (áo đỏ).
Cô Phạm Thị Thu Hà (áo đỏ).

Làm tốt công tác xã hội hóa

Nhà giáo Ưu tú Phạm Thị Thu Hà (55 tuổi), Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lợi, TP Uông Bí (Quảng Ninh) có 35 năm công tác trong ngành Giáo dục, luân chuyển qua nhiều trường với những cương vị khác nhau.

Cô Hà cho biết, dấu ấn đáng nhớ nhất là thời gian khi làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phương Đông B, TP Uông Bí từ tháng 8/2015 đến tháng 7/2022.

Khi mới về đây nhận công tác, thời điểm đó cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn. Khu vực cổng trường trở thành điểm nóng về an toàn giao thông. Lúc đó cô Hà nghĩ phải cố gắng để thay đổi diện mạo ngôi trường này.

Nói là làm, ngay từ khi nhận công tác, cô Hà đã bắt đầu thực hiện công tác xã hội hóa. Sau vài năm thực hiện đã huy động được tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng để trang bị cơ sở vật chất cho nhà trường gồm 62 bộ điều hoà, 100 bộ bàn ghế, biển chạy chữ tuyên truyền ngoài cổng, cây xanh, hàng rào, sân bê tông...

Đặc biệt khu vực sân trường rộng 2.000m2 đã được đổ bê tông sạch sẽ. “Trước đây là sân đất rất lầy lội mỗi lúc trời mưa, phụ huynh cũng không có chỗ sạch sẽ để đón con. Chính vì vậy tôi đã kêu gọi các nhà tài trợ. Hôm nào xin được bê tông, nhân công, tôi và các thầy cô giáo của trường cùng ở lại đổ bê tông đến 23h đêm mới về. Lúc đó tuy vất vả nhưng mà vui. Sau này được sự quan tâm của các cấp nên trường học đã được sửa chữa, xây dựng khang trang hơn”, cô Hà nói.

Nhà giáo Ưu tú, Phạm Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lợi.

Nhà giáo Ưu tú, Phạm Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lợi.

Theo cô Hà, thời điểm đó, khu vực cổng trường cũng trở thành điểm nóng về an toàn giao thông. Do đường tàu nằm sát cổng trường, bên ngoài là đường quốc lộ nên nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao.

Thời điểm đầu đều do thầy cô giáo thay phiên nhau trực an toàn giao thông. Các thầy cô như những barie để cho học sinh đi qua đường. Sau này vận động được các bác cựu chiến binh tham gia. Dần dần đi vào nề nếp và xóa được điểm nóng về an toàn giao thông.

Cô Hà cho biết, sau vài năm nhận về nhận công tác, chất lượng giáo viên và học sinh giỏi của Trường Tiểu học Phương Đông B được nâng lên rất nhiều. Bản thân và tập thể nhà trường đã được tặng nhiều bằng khen từ các cấp.

Để có được những thành tích trên là sự nỗ lực, cố gắng của cả tập thể thầy cô giáo nhà trường.

Những sáng kiến được ứng dụng hiệu quả

Ngoài việc làm tốt công tác xã hội, cô Hà còn được biết đến là nhà giáo có nhiều sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng hiệu quả như: Sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ ở trường tiểu học”, năm 2019-2020.

Sáng kiến trên nhằm góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Nghiên cứu lý luận về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học, đi sâu vào các nội dung có liên quan đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của hiệu trưởng.

Trên cơ sở xác định được những thiếu sót để đề ra những giải pháp thích hợp nhằm xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được biên chế trong từng năm học.

Sáng kiến đã đem lại hiệu quả trong công tác quản lý nhà trường. Mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đã tích cực, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm tham gia vào các hoạt động giáo dục, luôn thực hiện nghiêm túc các nội quy của nhà trường.

Năm học 2020-2021, cô Hà tiếp tục có sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động thư viện trong trường tiểu học”.

Cô Hà (bên phải) bên các học sinh thân yêu trong một dịp Tết Trung thu.

Cô Hà (bên phải) bên các học sinh thân yêu trong một dịp Tết Trung thu.

Với phương châm “Thư viện trường học là trái tim của nhà trường”, là bộ phận không thể thiếu trong trường học. Tổ chức đổi mới các hoạt động để thu hút bạn đọc đến với thư viện trường học. Sáng kiến đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động thư viện trong nhà trường tiểu học, từ đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Mặt khác, giúp nhân viên thư viện nắm được phương pháp hướng dẫn cho học sinh và giáo viên biết cách sử dụng sách tham khảo, sách giáo khoa, báo,... trong thư viện.

Đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động thư viện cũng nhằm mục đích xây dựng thư viện tiên tiến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần quyết định chất lượng và nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.

Theo cô Hà, sau một thời gian triển khai, việc tổ chức các hoạt động thư viện của trường đã thành nền nếp và tạo thói quen tốt cho học sinh, thu hút đông đảo học sinh say mê đọc sách.

Giáo viên đã thường xuyên đến thư viện để đọc sách và mượn sách báo hàng ngày. Học sinh từ chỗ chưa thích đọc sách đến nay nhiều em rất thích đọc sách. Quan trọng nhất, phần lớn học sinh đã biết cách đọc sách hiệu quả.

Chất lượng giáo dục trong nhà trường được nâng cao. Vấn đề trong sáng kiến đưa ra được giải quyết đạt kết quả tốt, rõ các bước để giáo viên nắm được và vận dụng vào giảng dạy, có tính thuyết phục và được phổ biến rộng rãi trong giáo viên nhà trường cũng như trong toàn ngành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống Buk-M3 xuất hiện tại chiến trường Ukraine.

Vũ khí chuyên săn lùng ATACMS, Storm Shadows

GD&TĐ - Theo kênh Tvzvezda, phiên bản mô-đun của tổ hợp đánh chặn Buk-M3 ra đời chuyên để săn lùng vũ khí phương Tây, trong đó có tên lửa ATACMS, Storm Shadows.
Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

GD&TĐ - Những thành công mà quân đội Nga giành được là nhờ ba yếu tố, xuất phát từ cả những điểm mạnh của Nga và những yếu tố liên quan đến hạn chế của Ukraine.
Minh họa/INT

Nghĩa cử đẹp

GD&TĐ - Từ một nghĩa cử tự phát, đến nay, việc vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng hạn mặn đã thành phong trào ở các tỉnh phía Nam.