Nỗ lực cải thiện chất lượng dân số

GD&TĐ -  PV báo Giáo dục & Thời đại có cuộc trao đổi ngắn với TS. Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số đang rất được quan tâm trong công tác dân số hiện nay. 

TS. Lê Cảnh Nhạc
TS. Lê Cảnh Nhạc
Nỗ lực cải thiện chất lượng dân số ảnh 1 TS. Lê Cảnh Nhạc

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS – KHHGĐ), tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh so với cùng kỳ năm 2013 đã tăng rất cao. Ông có thể cho biết những nguyên nhân chính của tình trạng này?

- Tỷ suất giới tính khi sinh là một đặc thù và điểm nổi bật được chú ý trong bức tranh dân số thời gian gần đây. Việc kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh của Việt Nam hiện nay đã có những giải pháp cụ thể mang lại kết quả khá rõ rệt.

Trước đây tốc độ tăng mỗi năm là 0,4 điểm. Hiện nay con số này đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. Vì vậy, khả năng chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu kìm hãm tốc độ tăng trưởng như kế hoạch đề ra.

Đây là thực tiễn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân giảm sinh, nguyên nhân liên quan đến tâm lý người dân – thích sinh con trai trong hoàn cảnh sinh ít con. Nguyên nhân về tâm lý này là nguyên nhân lớn nhất.

Thêm nữa, nguyên nhân gián tiếp về nhu cầu nhân lực lao động của những vùng cần nam giới cũng dẫn đén tình trạng gia tăng và mất cân bằng giới tính trở nên khó kiểm soát hơn. Đặc biệt, bảo hiểm tuổi già, nhất là ở nông thôn, có đến hơn 70% người già sống dựa vào con.

Tốc độ già hóa nhanh, tuổi thọ tăng cao là một trong những thành tựu rất lớn của quá trình phát triển kinh tế xã hội nhưng kéo theo đó là vấn đề an sinh xã hội của chúng ta chưa tốt. Và vì vậy, sinh con trai như một hình thức báo hiểm tuổi già.

Mặc dù đã có nhiều giải pháp quyết liệt và sự vào cuộc của nhiều cấp, nhiều ngành, Đảng và Chính phủ cũng rất quan tâm chỉ đạo nhưng tình trạng này vẫn đang tiếp diễn khá phức tạp. Chính vì vậy, để công tác này đạt kết quả tốt hơn, cần sự phối hợp, vào cuộc đồng bộ của các ban ngành đoàn thể, mỗi người dân. Nếu chỉ khoán trắng cho ngành Y tế thì chắc chắn công tác kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ không đạt được hiệu quả.

Mục tiêu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh có thể gọi là bị thất bại sớm không?

- Chúng ta cũng đã rất hi vọng đến năm 2015, tỷ số giới tính khi sinh sẽ được kiểm soát ở mức độ dưới 113 trẻ em trai/100 trẻ em gái nhưng hiện nay đã quá ngưỡng. Với mục tiêu dài hạn đến năm 2020, tỷ số này sẽ dưới 115 là rất khó có thể đạt được.

Đây là sự biến đổi cơ cấu dân số về giới tính. Bên cạnh đó là những biến đổi rất mạnh cơ cấu dân số về độ tưổi. Hiện nay tốc độ già hóa của chúng ta rất cao, là 1 trong năm nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, vượt ra ngoài dự đoán và những chiến lược dân số của chúng ta.

Việc ứng phó với tốc độ già hóa dân số, có thể nói nâng cao tuổi thọ của người dân là khát vọng của tất cả mọ hình thái kinh tế xã hội, của mọi quốc gia nhưng làm sao để ứng phó và đáp ứng được yêu cầu của tốc độ già hóa lại là một bài toán khó.

Thực tế Việt Nam, điều kiện kinh tế xã hội chưa tốt, an sinh xã hội chưa cao, người già nhiều tuổi hơn thì đồng nghĩa với thời gian bị bệnh tật lại nhiều hơn. Với khoảng thời gian 6 – 7 năm bình quân sống chung với bệnh tật là một nỗi khổ của người già.

Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để chăm sóc người già tốt hơn, có chế độ an sinh tốt hơn để người già được sống vui, sống khỏe, không phải phụ thuộc vào con cái, không phải sử dụng đến bảo hiểm tuổi già là đứa con trai.

Theo báo cáo của Tổng cục DS – KHHGĐ, một số mục tiêu dân số cơ bản đã đạt được nhưng chất lượng dân số chưa cao. Ông có thể cho biết nguyên nhân và cách khắc phục?

- Trong công tác dân số, chất lượng dân số là vấn đề rất được quan tâm. Nói đến chất lượng dân số là nói đến: thể chất, trí tuệ, tinh thần. Vì vậy, riêng ngành dân số thì không thể nâng cao chất lượng dân số được. Phạm vi của ngành dân số là nâng cao chất lượng thể chất.

Hiện nay chúng ta đang tập trung nâng cao chất lượng thể chất đầu đời còn về mặt tinh thần và trí lực về thể chất là toàn diện. Vì vậy cần sự vào cuộc của các bộ ngành khác.

Để nâng cao chất lượng dân số, hiện nay Tổng cục DS – KHHGĐ đang triển khai các chương trình: Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc bà mẹ mang thai, sàng lọc sơ sinh…

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là việc vô cùng quan trọng mà lâu nay nhiều người hay coi nhẹ. Có những bệnh, những Gien khi kết hợp nhau có thể sinh ra những đứa con bệnh tật thậm chí cặp vợ chồng đó vô sinh

Sàng lọc bà mẹ mang thai: là kiểm tra bào thai để tìm các nguy cơ xấu về thể chất của đứa trẻ khi chào đời, tìm giải pháp chữa trị sớm bệnh tậ ngay từi trong bào thai. Tham mưu, tư vấn cho bà mẹ cách xử lý tốt nhất.

Sàng lọc trẻ sơ sinh: lấy máu gót chân để kiểm tra lại các mặt về sức khỏe của trẻ để có gải pháp can thiệp kịp thời ngay từ những ngày đầu ra đời.

Tôi nhấn mạnh rằng, tất cả các khía cạnh liên quan đến công tác dân số đều cần được quan tâm thích đáng và cần sự chung tay góp sức của mọi lực lượng xã hội mới có thể mang lại thành công, góp phần vào sự ổn định và phát triển chung của cả nền kinh tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyền thông Singapore e ngại Xuân Son

Truyền thông Singapore e ngại Xuân Son

GD&TĐ - Truyền thông Singapore nhận định tiền đạo nhập tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Son là ‘hiểm hoạ’ đối với ‘Bầy sư tử’ tại bán kết ASEAN Cup 2024.