Ninh Thuận: Duy trì mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

GD&TĐ - Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận vừa có Kế hoạch triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông (ATGT) cấp THCS và THPT năm học 2020-2021.

Học sinh trường TH&THPT Lê Đình Chinh nghe phổ biến pháp luật về ATGT. (Ảnh: Duy Quan).
Học sinh trường TH&THPT Lê Đình Chinh nghe phổ biến pháp luật về ATGT. (Ảnh: Duy Quan).

Theo đó, kế hoạch cụ thể như sau: tuyên truyền, giáo dục kiến thức ATGT cho học sinh, sinh viên với chủ đề Năm An toàn giao thông 2020 “Đã uống rượu bia không lái xe”, “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban An toàn giao thông cấp xã”.

Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về giáo dục pháp luật trật tự ATGT cho ngành giáo dục và phát động “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh tới trường – tháng 9/2020”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa nhằm nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông cho toàn thể cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên trong việc tự giác tuân thủ pháp luật về ATGT.

Hạn chế học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về ATGT, góp phần giảm thiểu vi phạm ATGT, tai nạn, ùn tắc giao thông trong phạm vi toàn tỉnh.

Kết hợp giáo dục chính khóa với các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép giáo dục ATGT với các cuộc vận động, các phong trào thi đua lớn của Ngành và các hoạt động của nhà trường; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, băng đĩa, phim ảnh,... để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục ATGT trong trường học.

Học sinh trường TH&THCS Lê Đình Chinh nghe phổ biến pháp luật, ATGT năm học 2020 - 2021. (Ảnh: Duy Quan).
Học sinh trường TH&THCS Lê Đình Chinh nghe phổ biến pháp luật, ATGT năm học 2020 - 2021. (Ảnh: Duy Quan).

Đặc biệt, tổ chức cho phụ huynh học sinh ký cam kết kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa có giấy phép lái xe và đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông và điều khiển xe đạp điện, xe máy điện, mặc áo phao khi đi đò. Không sử dụng điện thoại di động khi điều khiển phương tiện giao thông.

Phối hợp với các ban, ngành liên quan của địa phương tiếp tục duy trì mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” và tổ chức các buổi phổ biến, tuyên truyền trực tiếp pháp luật về ATGT, tập trung vào các nội dung: các lỗi vi phạm thường gặp khi tham gia giao thông, nguyên nhân các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông, các kỹ năng tham gia giao thông an toàn...

Đồng thời, triển khai chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”.  Thực hiện dạy học theo tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” trong trường THPT.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT cũng cho biết thêm, các trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai giảng dạy nội dung giáo dục An toàn giao thông trong trường học từ năm học 2020-2021 theo qui định.

Phát động và triển khai cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cho học sinh khối 10, 11 và giáo viên giảng dạy tài liệu An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai.

Trước đó, một số trường học trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũng đã tổ chức hoạt động tuyên truyền pháp luật, ATGT cho học sinh. Cụ thể,  trường TH&THCS Lê Đình Chinh, TP Phan Rang – Tháp Chàm phối hợp với Công an thành phố tổ chức chương trình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại các trường năm học 2020 – 2021, tại buổi tuyên truyền các em học sinh được hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng quy định, hướng tham gia giao thông đúng quy định pháp luật,...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.