Ninh Bình: Tăng cường quản lý, chăm sóc, tổ chức các hoạt động đầu năm học

GD&TĐ - Thực hiện Công văn số 1157 của Sở GD&ĐT Ninh Bình về việc tăng cường thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc, tổ chức các hoạt động cho học sinh đầu năm học mới 2022- 2023, Phòng GD&ĐT Tam Điệp đã yêu cầu hiệu trưởng các trường học tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện một số nội dung.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước hết, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa học đường trong các cơ sở giáo dục.

Tổ chức các hoạt động giáo dục thiết thực trước thềm năm học mới, tạo tâm thế phấn khởi cho học sinh chuẩn bị bước vào năm học mới; các hoạt động thông tin, tuyên truyền giới thiệu truyền thống nhà trường với học sinh một cách chọn lọc, đạt hiệu quả giáo dục cao;

Phổ biến các quy định nền nếp, các quy tắc ứng xử, văn hóa học đường tới cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh; trang trí các khẩu hiệu tuyên truyền, bảng tin giáo dục phù hợp với các hoạt động giáo dục của học sinh trong khuôn viên trường, lớp.

Đồng thời yêu cầu tăng cường xây dựng và tổ chức các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, kỹ năng sống, tư vấn pháp luật… nhằm đáp ứng cho học sinh có nhu cầu, sở trường năng lực, thiên hướng khác nhau; xây dựng kế hoạch hoạt động câu lạc bộ cụ thể, có phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

Việc tăng cường hoạt động giáo dục thể lực học sinh thông qua tổ chức hoạt động tập thể. Tiếp tục chủ động phòng chống dịch bệnh, đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, an toàn trường học:

Triển khai thực hiện tốt công tác phối hợp với cơ quan y tế địa phương để thực hiện Kế hoạch linh hoạt, thích ứng an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 và các quy định của ngành y tế trong tình hình mới; động viên đôn đốc cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đúng, đủ liều, góp phần miễn dịch cộng đồng theo mục tiêu của tỉnh đề ra.

Xây dựng Kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và lực lượng Công an địa phương để quản lý giáo dục học sinh, đặc biệt là các đối tượng học sinh cá biệt; ký cam kết thực hiện quy định pháp luật về an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, nội quy của nhà trường;

Bố trí giáo viên trực ban, đội thanh niên, thiếu niên tự quản cùng với nhân viên Bảo vệ nhà trường giám sát học sinh các thời điểm đầu và cuối tất cả các buổi học để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vi phạm mất an ninh trật tự, vi phạm an toàn giao thông, bạo lực học đường tại khu vực cổng trường.

Tăng cường đầu tư bố trí thêm các thiết bị hỗ trợ vui chơi, tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với bậc học như: cầu trượt, xà đơn, xà kép, xà chuyền, thang xích, đu giữ thăng bằng,...để học sinh vận động thường xuyên nâng thể lực, chiều cao, sức khỏe; bố trí các thùng rác và chậu rửa tay có xà phòng để học sinh rửa tay sạch sau giờ thể dục, lao động, dọn vệ sinh,...

Tăng cường các biện pháp, giải pháp đảm bảo đủ nước sinh hoạt, nước uống, các khu vệ sinh luôn sạch sẽ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đạt tiêu chí an toàn, văn minh, đúng quy định.

Các cơ sở giáo dục thực hiện rà soát toàn bộ các yếu tố cơ sở vật chất gây nguy cơ mất an toàn để kịp thời khắc; các bếp ăn cho học sinh học bán trú đảm bảo quản lý sát sao việc lựa chọn thực phẩm, chế biến, xây dựng khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm đúng quy định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.