Niềm vui lớn cho sinh viên học Ngôn ngữ Tiếng Việt tại Trường Đại học Chămpasắc

GD&TĐ - Năm học 2021-2022, Việt Nam - Lào đã ký kết Thỏa thuận về Kế hoạch tập trung triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lưu học sinh Lào.

Bộ môn Tiếng Việt tại khoa Giáo dục Trường Đại học Chămpasắc.
Bộ môn Tiếng Việt tại khoa Giáo dục Trường Đại học Chămpasắc.

Theo đó, ngành học Chi nhánh giáo viên Tiếng Việt tại Trường Đại học Chămpasắc - một trong những trường đại học lớn nhất tại Lào - cũng đã có những chuyển biến rất tích cực, mang niềm vui lớn cho sinh viên tham gia học tập ngành này.

Ngành học Chi nhánh giáo viên Tiếng Việt tại Trường Đại học Chămpasắc đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào phê duyệt và đưa vào đào tạo năm 2019. Phương châm đào tạo sinh viên trở thành đội ngũ thầy cô giáo giảng dạy tốt bộ môn Tiếng Việt tại các trường phổ thông trên khắp đất nước.

Ông Nuôn Phêt - trưởng bộ môn Tiếng Việt chia sẻ: Vì ngành học ngôn ngữ Tiếng Việt còn rất trẻ, còn rất xa lạ với các học sinh phổ thông nên chưa được các em tham gia tích cực. Năm học này được sự quan tâm đặc biệt giữa hai bộ ngành, lãnh đạo Trường Đại học Chămpasắc tạo mọi điều kiện thuận lợi nên chương trình đào tạo Đại học ngành học Chi nhánh giáo viên Tiếng Việt chặt chẽ và chất lượng hơn.

Toàn cảnh Bộ môn Tiếng Việt tại khoa Giáo dục Trường Đại học Chămpasắc

Toàn cảnh Bộ môn Tiếng Việt tại khoa Giáo dục Trường Đại học Chămpasắc

Theo đó, năm học đầu tiên, sinh viên được học và rèn luyện thông thạo bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết ngôn ngữ Tiếng Việt. Năm học thứ hai các em được nâng cao, chuyên sâu hơn về trình độ Tiếng Việt và được bồi dưỡng đầy đủ kiến thức văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế giữa hai nước để các em có tầm nhìn sâu rộng hơn về sự cần thiết phải phát triển và đổi mới.

Năm học thứ ba, sinh viên được du học trải nghiệm tại đất nước Việt Nam để rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng sử dụng tin học, thiết kế bài giảng điện tử, kỹ năng lập trình, kỹ năng dẫn chương trình, … các em được tận mắt khám phá, tìm hiểu các công trình kiến trúc, những di sản, di tích văn hóa,… trên đất nước Việt Nam.

Năm thứ tư, sinh viên trở về Trường Đại học Chămpasắc để thực hành trình bày, báo cáo những nội dung các em đã được trải nghiệm đồng thời các em xây dụng đề án phát triển những lĩnh vực mà các em tâm đắt để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Ông Nuôn phêt - Trưởng bộ môn Tiếng Việt còn cho biết: Hiện nay Trường Đại học học Chămpasắc đã ký kết với rất nhiều trường đại học tại Việt Nam; trong đó có Trường Đại học Đồng Tháp. Bên cạnh đó, đất nước Lào cũng đã phối hợp và liên doanh với rất nhiều công ty, doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Nhà trường sẽ chủ động liên kết để giới thiệu việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường. Các em rất dễ dàng tìm việc làm ngay trên quê hương các em hoặc có thể được các cơ quan, doanh nghiệp tuyển chọn làm việc tại Việt Nam.

Trước nhu cầu phát triển mạnh mẽ của xã hội như hiện nay, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của hai bộ ngành, hai đất nước, rồi đây bộ môn Tiếng Việt sẽ ngày một thân thiện và thu hút không chỉ đối với các em học sinh phổ thông mà còn là môn học cần thiết dành cho tất cả các cán bộ viên chức trên đất nước Lào.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

GD&TĐ - Gã thuộc mẫu người hướng ngoại: Ưa bay nhảy, thích gặp gỡ kết giao, trà dư tửu hậu với bạn bè hơn đoàn tụ chuyện trò cùng anh em, cha mẹ, vợ con.