Những xu hướng nghề nghiệp của tương lai

GD&TĐ - Những ngành nghề ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo như chuyên gia tự động hóa, chuyên gia chế tạo máy,… sẽ thực sự bùng nổ.

Những ngành nghề ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo như chuyên gia tự động hóa, chuyên gia chế tạo máy,… sẽ thực sự bùng nổ.
Những ngành nghề ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo như chuyên gia tự động hóa, chuyên gia chế tạo máy,… sẽ thực sự bùng nổ.

Lao động giá rẻ sẽ không còn là lợi thế

Có một điều chúng ta có thể thấy rõ là xu hướng nghề nghiệp đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là khi công nghệ đang thay đổi nhanh chóng cách mọi người làm việc, mua sắm và giao tiếp. Hơn thế nữa, xu thế toàn cầu hóa đang tạo ra một nguồn nhân lực siêu di động, và nhân viên ngày nay có những kỳ vọng nghề nghiệp khác với những người tiền nhiệm của họ.

Nhiều chuyên gia về nguồn lực nhân sự cho rằng chúng ta đang đối mặt với một cuộc cách mạng công nghiệp mới sẽ thay đổi bản chất cốt lõi của công việc.

Trong báo cáo tương lai về việc làm của Bộ Lao động, xu hướng nghề nghiệp năm 2025 ở Việt Nam sẽ đặc biệt hơn rất nhiều. Những ngành nghề ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo như chuyên gia tự động hóa, chuyên gia chế tạo máy, chuyên gia chuyển đổi số,… sẽ thực sự bùng nổ.

Một số việc làm như công nhân lắp ráp, điều khiển dây chuyền,… sẽ giảm số lượng lớn nhân sự do sự xuất hiện của máy móc hiện đại. Những việc làm mang tính chất máy móc, thủ tục rườm rà như thư ký hành chính, thư ký ghi chép,… sẽ trở thành những nghề có nhu cầu thấp.

Từ giai đoạn 2025 trở đi, xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở việt nam sẽ có biến động mạnh. Nhiều ngành nghề có thể bị đào thải, nhiều cơ hội việc làm mới có thể mở ra, đặc biệt là sau hàng loạt những nghị định nhằm tái thiết lại cơ cấu ngành nghề của chính phủ Việt Nam.

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (World Bank), số lượng các việc làm mới tại Việt Nam do quá trình chuyển đổi số tạo ra sẽ nhiều hơn gấp 7 lần so với số việc làm bị mất đi. Đến năm 2045, ước tính có khoảng 10 triệu việc làm mới được tạo ra. Những công việc này chủ yếu trong các ngành dịch vụ hiện đại, và một số lượng việc làm mới ít hơn trong lĩnh vực sản xuất.

Tuy nhiên, kể cả khi nhu cầu tuyển dụng nhân sự nhiều như vậy, 46 triệu lao động Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia làm những công việc có mức thu nhập cao trong nhiều năm tới, theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Một là vì Việt Nam có nguồn lao động rất dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao. Hai là tiềm năng của việc các máy móc lập trình, trang thiết bị công nghệ thông minh có thể thay thế người lao động.

Không chỉ là vấn đề việc làm, sự bùng nổ ứng dụng công nghệ số, thiết bị thông minh khi người lao động còn chưa kịp cập nhật còn đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam đặc biệt là khi nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cũng như thu hút đầu tư nước ngoài.

Xu hướng nghề nghiệp đáng chú ý trong 5 năm tới

Cuộc cách mạng 4.0 diễn ra như vũ bão, kéo theo sự ra đời của nhiều ngành nghề mới và bão hòa ở một số lĩnh vực. Đồng thời, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, trong những năm qua, chúng ta liên tục tham gia các hiệp định thương mại tự do lớn đã làm thay đổi diện mạo nền kinh tế. Một số ngành nghề sẽ lên ngôi trong tương lai có thể kể đến:

Công nghệ thông tin: Với cuộc cách mạng 4.0, CNTT hiện diện trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Hầu hết các công ty và tổ chức đều có nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực này. Thị trường việc làm cho các công việc liên quan đến CNTT dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng trong 5 năm tới.

Công việc cụ thể có thể kể tới là lập trình viên, làm trong lĩnh vực quản trị mạng, cùng với đó là thiết kế đồ họa. Đặc biệt trong lĩnh vực này, có một phân ngành đang trở thành xu hướng mới và đó là khoa học dữ liệu. Đây là ngành không hẳn được nói là quá mới trên thế giới. Tuy nhiên đối với Việt Nam, cái tên này cũng không quá quen thuộc. Khoa học dữ liệu chính là sự hòa trộn giữa toán học, cùng với đó là công nghệ thông tin và các kiến thức ứng dụng.

Trang bị nhiều kiến thức nhờ có nhiều kiến thức. Ngành công nghiệp này đã mở ra cơ hội việc làm rất đa dạng, và người học có thể được ứng dụng như một nhà nghiên cứu, nhà phát triển sản phẩm, trong kinh doanh, tiếp thị và các lĩnh vực khác.

Ngành Y – dược:Khối ngành nghề y dược chưa bao giờ là một khối ngành nghề hết hot. Chính vì vậy, nếu như mà các bạn thực sự có đam mê cũng như là cảm thấy bản thân mình phù hợp với ngành nghề này thì đừng ngại Thử sức với các cơ hội để học tập tại trường đại học y hoặc là những khối ngành y ở nhiều trường đại học hiện nay.

Đặc biệt các bạn có thể thấy rằng thời điểm hiện tại covid-19 đang trở thành một trong những làn sóng dịch bệnh cực kỳ lớn tại Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Do vậy thì xu hướng nghề nghiệp năm 2025 ở Việt Nam sẽ không thể thiếu ngành học Y.

Mức lương cho các các bạn y dược cũng rất đa dạng. Các bạn có thể làm nhiều ngành nghề như y sĩ hoặc bác sĩ trong bệnh viện, y tá, điều dưỡng,... Chính vì vậy mức lương cũng dao động trong khoảng từ 10 cho tới 50 triệu đồng.

Ngành Giáo dục mầm non: Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người về tình trạng thất nghiệp trong ngành giáo dục, ngành mầm non thực sự đứng đầu danh sách xu hướng nghề nghiệp năm 2025 của Việt Nam. chăm sóc và giáo dục. Kéo theo đó, ngành giáo dục mầm non cũng được mở rộng cơ hội việc làm.

Nghề này không mấy hấp dẫn với nhiều bạn trẻ, vì công việc tương đối khắt khe, đòi hỏi sự kiên nhẫn, mức thu nhập chưa đủ hấp dẫn. Mức lương của giáo viên mới ra trường sẽ có thể dao động trong khoảng từ 2-3 triệu đồng. Từ đó chúng ta có thể thấy nó tương đối thấp hơn so với các khối ngành nghề khác.

Ngành Truyền thông: Các công việc cụ thể trong ngành này khá đa dạng bao gồm PR, sáng tạo nội dung, tổ chức sự kiện, báo chí, truyền hình, lên ý tưởng kịch bản, content…

Ngành phiên dịch: Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, vì vậy ngành phiên dịch là cái tên cần được nhắc đến khi tìm hiểu xu hướng nghề nghiệp tương lai tại Việt Nam. Cả cá nhân và tổ chức đều cần ngoại ngữ nếu họ muốn phát triển. Các ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Nhật mở ra cơ hội việc làm khá rộng rãi.

Ngành Công nghệ ô tô: Việt Nam đã chính thức bước vào cuộc đua sản xuất ô tô. Ngành công nghệ ô tô của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tỏa sáng trong vài năm tới. Nhiều trường đại học và cơ sở giáo dục đã bổ sung thêm các trường cao đẳng chuyên về công nghệ ô tô. Do đó, dự kiến ngành này cũng sẽ rất “khát” nhân lực trong vài năm tới.

Ngành Chăm sóc sắc đẹp: Nhu cầu làm đẹp không chỉ ở nữ giới, nam giới cũng muốn cải thiện và chăm chút cho ngoại hình của mình, thậm chí cả thú cưng cũng đang được chú ý. Điều này sẽ có thể tạo ra các cơ hội mới để phát triển cho khối ngành này.

Các ngành nghề đặc thù có thể kể tới trong lĩnh vực này là kinh doanh spa, còn có cả ngành mở tiệm chăm sóc thú cưng, mở các tiệm cắt tóc, làm móng tay không chỉ cho người mà cả thú cưng, tiệm xăm và xỏ khuyên.

Nếu muốn theo ngành, bạn cần vừa học vừa có khả năng đi học việc trong cơ sở thương mại, kết hợp vừa học vừa làm hoặc tham gia các khóa đào tạo với các đàn anh trong ngành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.