Sa sút trí tuệ là một rối loạn của não bộ làm suy giảm chức năng trí nhớ và nhận thức Người bị sa sút trí tuệ gặp khó khăn trong ghi nhớ, học tập và giao tiếp. Alzheimer là dạng phổ biến nhất của sa sút trí tuệ.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người trên 50 tuổi có thể giảm đáng kể nguy cơ sa sút trí tuệ với 5 thói quen sống dưới đây:
Có đời sống tình dục tích cực
Một nghiên cứu được công bố trên tờ Age and Ageing chỉ ra rằng những người trên 50 tuổi có đời sống tình dục tích cực có chức năng nhận thức tốt hơn do giải phóng các hormon như oxytocin và dopamin trong quá trình giao hợp.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy nam giới hoạt động tình dục tích cực có điểm số cao hơn 23% trong các bài kiểm tra về ngôn từ và 3% khi trả lời câu đố.
Giảm căng thẳng và lo âu
Theo nghiên cứu trên tờ Current Opinion in Psychiatry, lo âu và căng thẳng kéo dài có liên quan tới thoái hóa cấu trúc và suy giảm chức năng nhận thức, điều này có thể làm tăng nguy cơ bị các rối loạn tâm thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ và trầm cảm.
Tăng cường hấp thu vitamin C
Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người bị sa sút trí tuệ có lượng vitamin C thấp hơn so với những người không bị sa sút trí tuệ hoặc Alzheime.
Bằng cách bổ sung những loại thực phẩm như nước chanh, amlas, hoa quả và các nguồn vitamin C khác, bạn có thể phòng ngừa được rối loạn này.
Bổ sung vitamin D
Lượng thấp vitamin D, đặc biệt khi có tuổi, có thể làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ hoặc Alzheimer. Nghiên cứu này gồm khoảng 1658 người trên 65 tuổi được xét nghiệm vitamin D.
Khoảng 7 năm sau, người ta thấy rằng những người có lượng vitamin D thấp tăng 53% nguy cơ bị sa sút trí tuệ.
Kiểm soát đường huyết
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng kiểm soát đường huyết và kiểm soát bệnh tiểu đường có thể giúp phòng ngừa sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer. Bệnh nhân tiểu đường tăng 50% nguy cơ bị chẩn đoán sa sút trí tuệ.