Trong khoảng thời gian 37 năm, tổng công ty Chisso đã đổ 27 tấn metyl thủy ngân vào vịnh Minamata, Nhật Bản. Đây là chất độc thần kinh và có khả năng gây tử vong rất cao.
Rất nhiều những đứa trẻ sinh ra bị bệnh thần kinh do mẹ chúng đã ăn phải cá nhiễm độc bắt từ vịnh. Theo thống kê trong số đó có 900 trẻ đã chết và còn không biết bao nhiêu đứa trẻ bị mang bệnh thần kinh suốt đời.
Mùa đông năm 1952 tại thủ đô London của nước Anh là một mùa đông lạnh kỷ lục. Do giá lạnh nên lượng than củi dùng để đốt lò sưởi tăng lên đột biến.
Lượng khí cacbonic cộng với lượng khí độc tại các nhà máy tạo ra một làn sương mù bao phủ London suốt 5 ngày. Hậu quả là đã có 12.000 người chết do hít phải khói độc và có rất nhiều vụ tai nạn do tầm nhìn bị hạn chế.
Vụ nổ của Bravo đã tạo ra một quả bóng lửa có đường kính 7 km, có thể nhìn thấy từ đảo san hô Kwajalein cách đó 450 km, tạo thành một hố có đường kính 2 km và sâu 75 m.
Điều này đã vô tình tạo ra sự ô nhiễm phóng xạ lớn nhất tại Mỹ; bụi phóng xạ từ vụ nổ đã khiến những người từng sống ở đảo bị nhiễm độc.
Vụ rò rỉ tại nhà máy thuốc trừ sâu Union Carbide ở Bhopal, Ấn Độ là thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất trong lịch sử. Ước tính đã có hơn 25 tấn khí độc bị rỏ rì vào khu dân cư gần 1 triệu người.
Hậu quả là có ít nhất 23.000 người trong số họ đã thiệt mạng, số còn lại may mắn thoát chết nhưng có những người cũng mang thương tật suốt đời.
Đến nay đã tròn 24 năm từ khi xảy ra hỏa hoạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine. Đã có 985.000 chết, chủ yếu nạn nhân bị ung thư sau khi tiếp xúc với phóng xạ rò rỉ từ nhà máy.
Hiện nay vùng này không còn ai sinh sống, nhưng phóng xạ đã nhiễm vào nguồn nước và không khí nên dân ở các vùng lân cận vẫn bị nhiễm phóng xạ. Con số thương vong vẫn chưa dừng lại, các nhà chức trách thì hầu như không thể làm được gì.
Ngày 13/11/2005, Trung Quốc xảy ra vụ nổ nhà máy hóa chất Cát Lâm gây thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng. Vụ nổ làm chết 70 người, và đổ ra môi trường một lượng lớn benzene và nitrobenne.
Ước tính đã có hơn 80km sông Tùng Hoa bị ngập trong hóa chất làm nhiễm độc nguồn nước sinh hoạt và nước sản xuất nông nghiệp.
Ngày 20/8/2010 sự kiện nổ và chìm giàn khoan dầu Deepwater Horizon gây ra nỗi lo ngại lớn cho các nhà bảo vệ môi trường. Ước tính một lượng tương đương với 4,9 triệu thùng dầu đã chảy ra vịnh Mexico.
Đây là vụ tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ với 11 người chết. Hơn nữa vụ việc đã làm ô nhiễm môi trường, và xóa sổ rất nhiều loài sinh vật biển.
Sau trận động đất 9,0 độ richter kèm theo sóng thần gần 40m, nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi bị mất nguồn cung cấp điện và khả năng để làm mát các lò phản ứng.
Ngay lập tức chính quyền Nhật Bản ban bố ‘’tình trạng khẩn cấp”, người dân trong bán kính 20km xung quanh nhà máy buộc phải đi sơ tán. Sự cố đã làm rò rỉ một lượng lớn phóng xạ ra môi trường và đại dương.