Trong giảng dạy các bài học lịch sử, người giáo viên có thể sử dụng nhiều dạng sơ đồ khác nhau. Với thầy Hoàng, những sơ đồ được thầy sử dụng hiệu quả gồm:
Sơ đồ dạng cấu trúc: Đây là loại sơ đồ thể hiện các sự kiện, các thành phần, các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất và mối quan hệ giữa chúng.
Sơ đồ thể hiện một giai đoạn, một quá trình lịch sử: Đây là loại sơ đồ thể hiện các mốc thời gian, các sự kiện, các giai đoạn, các chặng đường lịch sử trong một quá vận động và phát triển chung.
Sơ đồ dạng đồ thị, biểu thị sự phát triển một sự kiện, hiện tượng lịch sử: Dạng sơ đồ này thể hiện quá trình vận động, phát triển, mối liên hệ giữa các giai đoạn, các sự kiện lịch sử.
Theo thầy Hoàng, căn cứ vào nội dung cụ thể của từng chương, từng bài, từng sự kiện lịch sử cụ thể mà người giáo viên có thể sử dụng các loại sơ đồ khác nhau.
Mỗi loại, mỗi dạng sơ đồ lịch sử có những công dụng khác nhau, do đó căn cứ vào mục đích, yêu cầu của bài học lịch sử mà mỗi giáo viên có thể sử dụng các loại sơ đồ khác nhau, vào những thời điểm khác nhau, với những mục tiêu khác nhau.
Sử dụng sơ đồ lịch sử để giảng dạy bài mới
Phần Lịch sử Việt Nam 1919 - 2000, yêu cầu của các bài học là đòi hỏi học sinh phải nắm được rất nhiều các sự kiện, các nội dung, các nhân vật lịch sử, không gian, thời gian...
Nếu giáo viên cứ giảng dạy một mạch theo nếp cũ, chưa chắc học sinh đã nắm được bài, ghi nhớ được những kiến thức đã và đang học.
Vì vậy, nếu trước, trong hoặc sau khi giảng bài, giáo viên nghiên cứu, sưu tầm và sử dụng hợp lí các sơ đồ lịch sử thì giờ học sẽ không còn gò bó, nhàm chán, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn
Ví dụ, khi dạy Bài 13: Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (Chương trình Nâng cao).
Nội dung cơ bản mà học sinh phải nắm được khi kết thúc bài học là: Nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp; những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai; những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam.
Nếu giáo viên chỉ sử dụng kênh chữ và một vài kênh hình trong sách giáo khoa thì hiệu quả bài học chưa chắc đã cao. Thay vào đó, giáo viên có thể sử dụng 2 sơ đồ sau vào bài giảng:
Sử dụng sơ đồ vào các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết
Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 được chia thành nhiều nhiều chương. Mỗi chương đó là một giai đoạn lịch sử, tái hiện quá trình đấu tranh cách mạng, bảo vệ và xây dựng đất nước của nhân dân ta trong thế kỉ XX với những nhiệm vụ, mục tiêu khác nhau qua từng thời kì.
Chính vì vậy, nội dung kiến thức lịch sử rất phong phú, đa dạng, nhiều sự kiện, nhiều nhân vật, nhiều vấn đề lịch sử,... đòi hỏi học sinh phải nắm vững để trên cơ sở đó phải lí luận, phân tích, đánh giá được các kiến thức lịch sử.
Mục đích yêu cầu đặt ra cho học sinh khi học hết chương trình lịch sử từ 1919 đến năm 2000 là :
Phân chia được các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000.
Nắm được nội dung chính của từng giai đoạn như là diễn biến, sự kiện, nhân vật lịch sử, chủ trương của Đảng như: Phong trào dân tộc dân chủ, sự ra đời của Đảng, các chủ trương đấu tranh cách mạng qua từng thời kì;
Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ;
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, công cuộc đổi mới.....sáng kiến kinh nghiệm : sử dụng sơ đồ trong giảng dạy các bài học lịch sử; so sánh được những điểm khác nhau cơ bản của mỗi thời kì....
Để học sinh có thể nắm được những nét chính, những kiến thức trọng tâm của từng chương, từng giai đoạn lịch sử thì kết thúc mỗi chương giáo viên phải dành thời gian để sơ kết lại nội dung của từng chương.
Có nhiều cách sơ kết, tổng kết bài học, như sơ lược lại các bài học, yêu cầu học sinh lập niên biểu, thống kê kiến thức vào các bảng kiến thức...
Nếu khi tiến hành sơ kết các chương, rồi tổng kết chương trình có kèm thêm một số sơ đồ lịch sử sẽ khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp các em có cái nhìn tổng thể về nội dung từng chương.
Ví dụ, khi học Bài 3: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (Chương trình Nâng cao), để khái quát các giai đoạn, các chặng đường lịch sử từ năm 1919 đến năm 2000, cách đơn giản nhất là sử dụng sơ đồ dưới đây
Khi học xong Chương II : Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945, giáo viên có thể dành một khoảng thời lượng nhất định để khái quát lại những nội dung chính qua một sơ đồ sau:
Sử dụng sơ đồ nhằm khắc sâu các sự kiện, nhân vật lịch sử
Khi giảng về cuộc đời hoạt động và những cống hiến quan trọng của lãnh tụ Hồ Chí Minh cho lịch sử dân tộc, để học sinh nhớ và nắm vững được những hoạt động của Người không đơn giản. Để các em đánh giá được những công lao to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam lại càng khó.
Chính vì vậy, khi biên soạn và giảng dạy những chuyên đề về cuộc đời hoạt động và những công lao của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với
dân tộc Việt Nam, thầy Hoàng đã kết hợp xây dựng, sưu tầm và sử dụng các sơ đồ lịch sử gắn liền với những hoạt động của Người. Cụ thể:
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Quá trình hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh |
Quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 - 1930 |