Những sai lầm tai hại về cách nuôi dạy con trai của phụ nữ Việt

Đàn ông luôn được coi là trụ cột của gia đình. Vì vậy, nếu không được dạy dỗ từ nhỏ thì khi trưởng thành chắc chắn các bé sẽ gặp nhiều khó khăn.

Để con trai không có tính ích kỉ thì đầu tiên bố mẹ phải luôn là những tấm gương cho con.
Để con trai không có tính ích kỉ thì đầu tiên bố mẹ phải luôn là những tấm gương cho con.

1. Vô tình dạy con trai tính ích kỷ

Đối với trẻ con (đặc biệt là con trai), nếu không có sự dạy bảo của cha mẹ thì sẽ rất dễ mắc phải bản tính ích kỉ. Quá trình tu dưỡng đạo đức cho trẻ, không chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai mà phải là một quá trình. Quá trình đó dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào những đấng sinh thành.

Để con trai không có tính ích kỉ thì đầu tiên bố mẹ phải luôn là những tấm gương cho con, mở lòng mình, sẵn sàng giúp đỡ mọi người để con cái có thể thấy được và noi theo những hành động của bố mẹ.

2. Con trai không phải làm việc nhà

Nhiều bậc phụ huynh mặc định việc nhà chỉ dành cho đàn bà, con gái. Đàn ông con trai không bao giờ phải đụng tay vào những việc như nấu ăn, quét nhà, rửa bát, giặt đồ... Sai lầm này các phụ huynh nên loại bỏ càng sớm càng tốt để con trai bạn trưởng thành hơn.

3. Thiên vị cho con trai

Những bậc phụ huynh thường “mạnh miệng” là thương mọi đứa con như nhau, nhưng thực tế rất nhiều bậc phụ huynh lại thiên vị cho con trai nhiều hơn con gái.

Hậu quả là những đứa trẻ ít được bố mẹ yêu thương so với các anh chị em của mình thường có khuynh hướng lo lắng, ít yêu thương bản thân mình và dễ trầm cảm. Trong khi đó, những đứa trẻ là được bố mẹ xem là “trung tâm của vũ trụ” thì cảm thấy mình thật có giá trị.

Để tránh những hậu quả không tốt cho trẻ, các bậc phụ huynh nên có “mưu mẹo” che giấu sự thật không công bằng này vì trẻ con vẫn có thể chấp nhận sự không công bằng của bố mẹ ở mức độ nào đó.

Và ngay cả khi biết được sự thật, bọn trẻ sẽ vẫn cảm nhận được bố mẹ luôn cố gắng yêu thương và bảo vệ chúng, cho dù có yêu thương đứa con khác nhiều hơn một chút.

4. Không dạy con trai tình tự lập

me
Đừng tự mình tạo ra một đứa trẻ ỉ lại.

Ngày nay nhiều bậc cha mẹ chăm sóc con trai đến tận răng, và điều đó làm mất giá trị của việc nỗ lực và tự lập khi đứa trẻ lớn lên thành người lớn. Đừng tự mình tạo ra một đứa trẻ ỉ lại, muốn mọi thứ đều được hoàn thành sẵn cho chúng từ việc dọn phòng ốc cho đến việc luôn được che chở khỏi mọi tổn thương… Dạy cho con trở nên mạnh mẽ và biết tự làm mọi thứ không có nghĩa là bạn yêu chúng ít hơn, mà ngược lại, bạn đang yêu con rất nhiều.

5. Không giúp con hiểu về trách nhiệm

Không nên để trẻ có suy nghĩ bé sẽ nhận được tiền khi làm các việc lặt vặt trong nhà. Một số ý kiến cho rằng tiền thưởng là một cách rất hay để… khuyến khích trẻ làm nhiều việc hơn. Nhưng nhà không phải là khách sạn, bố mẹ nên giúp con ý thức được rằng bé là một phần của gia đình và cần đỡ đần bố mẹ. Nếu một đứa trẻ đã sớm không có trách nhiệm, làm sao có thể hi vọng khi chúng lớn lên có thể giữ được công việc hoặc thậm chí hoàn thành việc học tại trường?

Vậy nên hãy giao cho con những việc phù hợp với tuổi của bé như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát… Bố mẹ hãy đảm bảo rằng con không phải làm việc quần quật như nô lệ nhưng cũng không thảnh thơi như chỉ là khách trong nhà. Đó thực sự là một cách nuôi dạy trẻ con thiếu kinh nghiệm.

6. Thiếu kỷ luật

Bố mẹ lười biếng trong việc đặt ra kỷ luật dạy dỗ con trai mình cũng có nghĩa họ đã tạo ra một “tên quỷ nhỏ” cho người thân, thầy cô và bạn bè của bé. Đừng để con xem ngôi nhà như một “hành tinh nhảy” cả, bởi như thế, bé sẽ đối xử với ngôi nhà chẳng khác nào một đồ chơi của mình và mặc sức mà quậy phá tanh bành.

Trẻ con nên được dạy dỗ để đối xử tốt không chỉ với mọi người mà còn với cả đồ vật. Có những đứa bé ngỗ nghịch đến mức thường xem chiếc ghế so-fa đắt tiền trong nhà như tấm bật lò xo và trêu chọc bạn bè bằng những từ ngữ rất tệ… Nếu bạn không răn đe, kỷ luật con mình, thì một ai khác sẽ làm điều đó và như thế chẳng hay chút nào.

7. Không dạy con biết yêu thương gia đình

me
Gia đình là nơi ấm áp là chỗ dựa vững chắc cho con thì khi lớn lên, con sẽ biết yêu thương và vun đắp hạnh phúc gia đình nhỏ của mình.

Nếu trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình hạnh phúc, mà ở đó mọi thành viên luôn yêu thương, bao bọc che chở lẫn nhau. Cha mẹ luôn bao dung và dang rộng vòng tay sau mỗi lần con vấp ngã. Gia đình là nơi ấm áp là chỗ dựa vững chắc cho con thì khi lớn lên, con sẽ biết yêu thương và vun đắp hạnh phúc gia đình nhỏ của mình.

8. Xem con trai là số 1

Lời khen giúp các bé trai tự tin hơn nhưng đó phải là những lời khen chính xác và cụ thể. Đừng ca ngợi trẻ như cho trẻ “lên mây”. Khi trẻ nhận thức sai khả năng của bản thân, trẻ sẽ thiếu nỗ lực và có cái nhìn lạc quan quá mức ở cuộc sống.

Chẳng hạn, nếu trong một cuộc thi trẻ không đạt được giải như mong ước thì cha mẹ đừng nghĩ lỗi là do bất công của ban giám khảo. Trong một kỳ thi, trẻ không đạt điểm cao nhất, cha mẹ đừng nghĩ là do giáo viên chấm điểm thiếu chính xác. Khi trẻ mâu thuẫn với bạn bè, cha mẹ đừng cho là lỗi ở bạn bè của trẻ.

Trẻ lớn lên khi được cha mẹ “tâng bốc” thái quá sẽ gặp khó khăn hơn trong việc nhận thức bản thân mình là ai, mình cần gì, mình có thể làm gì, phải cố gắng những gì…

Tóm lại, đối với trẻ em nam, chơi là điều quan trọng nhất. Theo một nhà giáo dục của Nhật, thực tế giúp trẻ em nam cải thiện khả năng học tập của chúng không phải là giáo dục sớm, mà lại là ở vui chơi một cách tự nhiên.

Trẻ phát triển các ý tưởng và sáng tạo thông qua thất bại trẻ đã trải qua khi cố gắng để làm cho ý tưởng độc đáo trở thành sự thật. Chắc chắn, trò chơi máy tính có rất ít tác dụng tốt. Bạn có thể cho bé trai chơi cờ vua để khuyến khích trẻ sử dụng bộ não của chúng.

Theo Phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ