Những sai lầm “khó gỡ” của Google Maps

 

Những sai lầm “khó gỡ” của Google Maps

Tranh chấp Đền Preah Vihear

Biên giới Campuchia - Thái Lan là một điểm gây tranh cãi khác. Khu vực xung quanh Đền Preah Vihear là một trong những khu vực tranh cãi nhất dọc biên giới. Năm 1962, một tòa án quốc tế đã đưa ra phán quyết rằng ngôi đền thuộc về Campuchia. Mặc dù Thái Lan đồng ý với phán quyết, nhưng họ vẫn coi khu vực xung quanh ngôi đền là một phần của Thái Lan.

Vào năm 2010, Google bỗng rơi vào cuộc chiến pháp lý bởi vùng đất tranh chấp này. Dịch vụ bản đồ của Google đã liệt kê một phần lãnh thổ tranh chấp là thuộc về Thái Lan. Cũng đúng vào thời điểm đó, cả hai quốc gia đang nổ súng giao tranh ác liệt ở biên giới.

Thủ tướng Campuchia tức giận nói rằng quyết định của Google về việc trao biên giới cho Thái Lan là chủ quan, sai lầm và bản đồ hoàn toàn không hiển thị thực tế. Ông cũng cho rằng, Google phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và yêu cầu Google phải hiển thị bản đồ theo đúng tình hình thực tế.

Suýt chết giữa sa mạc

Vụ việc này không liên quan đến đường biên giữa các quốc gia, nhưng sai lầm của Google đã khiến một phụ nữ suýt bỏ mạng giữa sa mạc.

Năm 2017, VanHecke, 24 tuổi, bắt đầu chuyến đi một mình đến Grand Canyon. Ở giữa sa mạc Arizona, cô nhận thấy rằng xăng trong bình chỉ còn đủ để đi 70 dặm nữa. Mặc dù vậy, VanHecke vẫn yên tâm vì theo bản đồ của Google Maps, cô chỉ còn cách một con đường cao tốc 35 dặm. Tin theo Google, cô lái xe theo con đường mà ứng dụng đã chỉ ra để đưa cô đến với nền văn minh một cách an toàn. Thật bất ngờ, Google đã chỉ cho cô một nhánh rẽ vào một con đường hoàn toàn không có và dẫn cô đến một vị trí không tồn tại trên bản đồ. Ở giữa sa mạc đồng không mông quạnh, xe cô hết sạch xăng.

May mắn cho VanHecke, cô vốn là một cựu hướng đạo sinh và có những kỹ năng sinh tồn cực tốt. Với trái cây sấy khô và một hộp bánh quy nhỏ, VanHecke đã sử dụng lượng thực phẩm này cùng lượng nước ngọt cô mang theo một cách thật chậm rãi và ổn định. Cô cũng đã tạo ra một dấu hiệu “CỨU” khổng lồ bằng những tảng đá và cố gắng thu hút sự chú ý của những chiếc máy bay bay trên đầu với những đám cháy tín hiệu và đèn pha nhấp nháy, nhưng không thành công. Dù rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn, cô vẫn không tuyệt vọng. Trên sa mạc nóng bỏng không bóng người, VanHecke vẫn bình tĩnh nấu món ramen và “kết bạn” với một gia đình chó thảo nguyên. Chúng thường đến ăn thức ăn ngay trên tay cô.

Cuối cùng, sau năm ngày, khi nước và thực phẩm ngày càng ít, cơ thể mệt mỏi và trong đầu có những tiếng ong ong, cô đã quyết định đi bộ quãng đường 11 dặm qua sa mạc để cuối cùng tìm được một bốt điện thoại với tín hiệu vô cùng mờ nhạt. Sau cuộc gọi cấp cứu kéo dài 40 giây từ VanHeck, các nhà chức trách cuối cùng đã tìm thấy chiếc xe của cô, đợi cô trở lại và giải cứu cô trước khi có bất kỳ tổn hại nào xảy đến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hợp nhất để vượt trội

GD&TĐ - Sau hơn ba năm, ngành công nghiệp chế tạo ô tô trên thế giới lại manh nha có sự biến đổi lớn.