Những sai lầm “khó gỡ” của Google Maps

 

Những sai lầm “khó gỡ” của Google Maps

Căng thẳng Kashmir

Kashmir là trung tâm của các cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan, kể từ khi Pakistan trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1947. Cuộc chiến đầu tiên đối với Kashmir kết thúc vào năm 1949, từ đó, cả hai nước cùng chia sẻ khu vực này. Trung Quốc đã có được một phần của khu vực sau một cuộc chiến ngắn với Ấn Độ vào năm 1962. Ấn Độ và Pakistan lại có thêm một cuộc tranh chấp ở khu vực này vào năm 1965.

Xem xét lịch sử hỗn loạn Kashmir, có thể hiểu được tại sao Pakistan tức giận khi Google Maps thể hiện Azad Kashmir - một phần của Kashmir dưới sự kiểm soát của Pakistan và Hotan - một phần của Kashmir dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, là một phần của Ấn Độ.

Không chỉ thế, Google Maps cũng thể hiện các ngọn núi K-2 và Nanga Parbat của Pakistan lại... thuộc về Ấn Độ. Islamabad, thủ đô Pakistan, cũng được miêu tả là gần gũi với Ấn Độ hơn thực tế. Điều kỳ lạ hơn nữa là Google chỉ hiển thị các khu vực này là một phần của lãnh thổ Ấn Độ khi người dùng truy cập các bản đồ thông qua tên miền .co.in - tên miền mã quốc gia cấp cao nhất của Ấn Độ.

Gạt Palestine khỏi bản đồ

Các khu vực của Bờ Tây do người Palestine kiểm soát là một trong số những vùng lãnh thổ được tranh cãi căng thẳng nhất trên thế giới. Palestine có tồn tại như một quốc gia hay không phụ thuộc vào quốc gia nơi bạn sinh sống. Tính đến đầu tháng 8/2018, 137 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã công nhận Palestine là một quốc gia. Tuy nhiên, một số quốc gia khác như Israel và Hoa Kỳ không công nhận sự tồn tại của nó.

Năm 2016, Google bị cáo buộc đã loại bỏ Palestine khỏi bản đồ. Vùng đất Palestine có hiển thị trên bản đồ, nhưng không có tên. Người phát ngôn của Google sau đó đã làm rõ rằng Google thậm chí còn chưa bao giờ dán nhãn Palestine trên bản đồ của mình, mà chỉ dán nhãn các khu vực bị tranh cãi như Dải Gaza và Bờ Tây, nhưng một lỗi trong hệ thống của nó đã xóa đi nhãn dán này.

Một kiến nghị trên mạng Internet kêu gọi Google đưa Palestine vào bản đồ của họ đã đạt gần 250.000 chữ ký, nhưng không tạo ra điều gì thay đổi. Mặc dù vậy, cơn phẫn nộ trực tuyến đã đặt ra các câu hỏi về cách mà các công nghệ lập bản đồ ảnh hưởng đến sự hiểu biết của mọi người về thế giới.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ