Những sai lầm “khó gỡ” của Google Maps

GD&TĐ - Google đã gây xôn xao cuộc tranh luận khi hãng này dán nhãn một phần của cửa sông mà cả hai quốc gia đồng ý thuộc về Đức và “chuyển giao” nó cho Hà Lan.

Những sai lầm “khó gỡ” của Google Maps

Thêm dầu vào lửa

Bãi cạn Scarborough, nằm giữa bãi Macclesfield và đảo Luzon của Philippines ở Biển Đông. Từ thập niên 1960, Philippines đã chiếm đóng trái phép và dựng một ngọn hải đăng bằng sắt ở đây. Đến năm 1997, Philippines tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn này.

Không chỉ có Philippines, Trung Quốc cũng ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn này. Trước tháng 4/2012, cả Trung Quốc lẫn Philippines đều không duy trì sự hiện diện thường trực ở bãi cạn Scarborough.

Đến ngày 8/4/2012, khi phát hiện 8 tàu cá của Trung Quốc tại bãi cạn cách đảo lớn Luzon của philippines khoảng 230 km về phía Tây, Hải quân Philippines đã kiểm tra tàu và cáo buộc các ngư dân Trung Quốc xâm nhập và đánh bắt trái phép ở vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Hai tàu hải giám của Trung Quốc đã tới khu vực, chặn lối vào đầm phá và ngăn cản việc nhà chức trách Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc. Tháng 6/2012, Trung Quốc cho tàu hải giám bao vây bãi cạn Scarborough và tuyên bố chiếm đóng.

Google đã vô tình tham gia vào sự việc, khi dán nhãn bãi cạn là đảo Huangyan (theo tên gọi của Trung Quốc) trên bản đồ của mình. Việt Nam và Philippines đều lên tiếng phản đối, coi cách gọi đó có nghĩa thừa nhận đây là một hòn đảo và thuộc về Trung Quốc.

“Di chuyển” cảng của Đức sang Hà Lan

Đức có tranh chấp với Hà Lan về vị trí chính xác của biên giới dọc theo cửa sông Ems, mặc dù cả hai quốc gia đều đồng tình rằng cửa sông có biên giới của họ tại một số điểm.

Google đã gây xôn xao cuộc tranh luận khi hãng này dán nhãn một phần của cửa sông mà cả hai quốc gia đồng ý thuộc về Đức và “chuyển giao” nó cho Hà Lan. Khu vực này có tên là Dollart Bay, có một bến cảng phục vụ thành phố Emden, Đức. Bến cảng này được Google Maps dán nhãn là một phần của lãnh thổ Hà Lan.

Công dân của Emden đã nhận thấy lỗi này nhiều năm trước khi sự phẫn nộ bùng phát. Họ đã liên lạc với các quan chức thành phố đã liên hệ với Google. Tuy nhiên, Google không bao giờ sửa lỗi.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ