Những sai lầm khi dạy con nhiều phụ huynh mắc phải mà không hay biết: Tổn thương tinh thần cho trẻ là có thật

GD&TĐ - Dạy con không nên mách lẻo, phải biết chia sẻ đồ chơi với bạn, trở thành người tốt để được mọi người yêu quý... - những nguyên tắc dạy con phổ biến này lại có thể là điều sai lầm làm tổn thương tâm lý của trẻ

Những sai lầm khi dạy con nhiều phụ huynh mắc phải mà không hay biết: Tổn thương tinh thần cho trẻ là có thật

Theo thống kê, hầu hết cha mẹ đều chắc chắn rằng họ đang nuôi dạy con rất tốt theo phương pháp đúng đắn của số đông. Nhưng thực tế, số đông không phải bao giờ cũng đúng. Những người làm cha mẹ thường xuyên mắc phải những sai lầm giống nhau hết lần này đến lần khác, điều đó dẫn tới những đứa trẻ có nỗi sợ hãi và hành vi cư xử xấu dần qua từng thế hệ.

Bài viết tổng hợp những sai lầm phổ biến trong cách nuôi dạy con mà nhiều bậc phụ huynhđang mắc phải nhưng không hề hay biết.Bên cạnh đó là những lời khuyên từ các nhà tâm lý học trên khắp thế giới để giúp các bậc phụ huynh tránh rơi vào những khuôn mẫu dạy con tiêu cực.

1. Sai lầm khi dạy con: Mách lẻo là thói quen xấu

Cha mẹ luôn dạy trẻ rằng: Đừng mách lẻo và những đứa trẻ tin rằng đó là một quy tắc phải tuân theo. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học đã cảnh báo về sự căng thẳng của những đứa trẻ nếu chúng không được phép nói về những vấn đề đã xảy ra ở trường. Nhà tâm lý học cho rằng, hầu hết trẻ em không nói về việc chúng bị lạm dụng, bắt nạt vì sợ bị cho là kẻ mách lẻo.

Thay vào đó, người lớn nên dạy trẻ cách chia sẻ những tình huống mà chúng cho là không công bằng và hỗ trợ chúng tìm cách giải quyết hợp lý.

2. Cấm con thể hiện những cảm xúc tiêu cực

 

Người lớn ghét nhìn thấy những đứa trẻ khóc lóc, ném đồ chơi... Họ thường khó kiềm chế mà la hét hay quát mắng con. Thay vì quát và bắt con ngừng khóc, cha mẹ nên cố gắng tìm ra vấn đề nằm ở đâu.

Cách phản ứng thông thường của cha mẹ khi con khóc lóc, bực tức thường không có tác dụng, bởi cảm xúc tiêu cực cần phải tìm ra nguyên nhân để giải tỏa ức chế thần kinh của trẻ. Đó là nền tảng của sức khỏe tâm lý. Khả năng thể hiện cảm xúc tiêu cực là một điều cần thiết đối với người trưởng thành. Con của bạn chắc chắn sẽ cần điều này trong tương lai, vì thế hay để chúng phát triển đúng hướng ngay từ khi còn nhỏ.

3. Dạy con rằng chúng cần được mọi người xung quanh yêu quý

Tất cả cha mẹ đều mơ rằng con của họ có thể chung sống vui vẻ với người khác. Họ không bao giờ muốn nghe thấy thông báo con đánh nhau với bạn hay bị bắt nạt, xúc phạm... Để cố gắng đạt được điều đó, đôi khi họ vạch ra cả một chiến thuật để trở thành người tốt với tất cả mọi người.

Dĩ nhiên, khả năng hòa hợp và giao tiếp vui vẻ với mọi người xung quanh rất quan trọng. Nhưng đừng dạy con bạn cố làm hài lòng tất cả. Bởi để tất cả mọi người yêu quý, con bạn sẽ phải hy sinh những sở thích hay mục tiêu cá nhân.

4. Dạy con rằng những đứa trẻ học dốt sẽ không có được một công việc tốt khi lớn lên

 

Rất nhiều cha mẹ tin rằng, kết quả học tập sẽ cho thấy khả năng thành công trong cuộc sống khi trưởng thành của trẻ.

Giáo sư tâm lý Howard Gardner của Đại học Harvard xác nhận rằng, con người có 7 loại trí thông minh, trong đó chỉ số IQ chỉ ước tính khả năng tư duy logic mà bỏ qua các các loại trí thông minh khác về không gian, âm nhạc, ngôn ngữ, sự vận động... Một số nghiên cứu đã chứng mình rằng, trí thông minh cảm xúc đóng một vai trò rất quan trọng trong thành công của một người trưởng thành.

5. Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ cần những thứ đồ chơi đắt tiền và tiên tiến nhất

Các nhà xã hội học của Mỹ khẳng định rằng, số tiền mà cha mẹ sử dụng để nuôi con tăng lên hàng năm. Điều này khiến nhiều người lo ngại khi có con. Ashley Eneriz, một bà mẹ, 1 chuyên gia tài chính đã chứng minh rằng, người làm cha mẹ tiêu quá nhiều tiền không cần thiết cho con. Ashley gợi ý rằng, các phụ huynh nên suy nghĩ về những món đồ chơi, đồ dùng cho trẻ liệu có thực sự cần thiết hay không.

Nhiều phụ huynh có xu hướng bù đắp cho tuổi thơ của chính mình bằng cách mua cho con những món đồ trước đây họ không thể có hay nuông chiều con để xoa dịu những tổn thương tâm lý của chính mình. Nhưng điều đó vô tình có thể làm hư con.

Tiết kiệm tiền với con không có nghĩa là bạn là cha mẹ tồi. Ngược lại, việc bạn chi tiêu hợp lý sẽ trở thành tấm gương cho con, dạy chúng cách sử dụng tiền cho những thứ thích hợp và cần thiết.

6. Sai lầm khi áp dụng nguyên tắc: Con làm sai 1 thứ là mất đi 1 quyền lợi

Các nhà tâm lý học chắc chắn rằng việc tước đoạt một thứ gì đó của trẻ (đồ ăn, đồ chơi yêu thích...) không phải một hình thức trừng phạt hiệu quả. Ngược lại, đứa trẻ sẽ hiểu rằng, cha mẹ là người quyền lực, có thể làm bất cứ điều gì họ muốn.

Đó là một trong những đặc điểm nguy hiểm nhất của những phụ huynh "độc hại": coi bản thân có quyền lực tối cao, trừng phạt con nhưng ngay sau đó lại tha thứ cho chúng. Nhất là khi nguyên tắc trừng phạt con không rõ ràng, phụ thuộc phần nhiều vào tâm trạng của phụ huynh.

7. Ép con học tập mọi lúc, bao gồm cả học các môn năng khiếu

 

Nhiều phụ huynh khẳng định rằng, đó là cách để con cái họ không cảm thấy nhàm chán khi đăng ký cho con những lớp học năng khiếu, mua thêm những trò chơi trí tuệ và bắt con tập theo. Tuy nhiên, họ đã mắc sai lầm khi không hiểu rằng, nhu cầu giải trí của trẻ em hoàn toàn khác với mong muốn của cha mẹ.

Các nhà tâm lý học cảnh báo, các phụ huynh hãy cho con cơ hội tự tìm cách giải trí theo định hướng, chứ không nên gò ép, bắt buộc trẻ chạy theo những chương trình học năng khiếu nặng nề.

8. Sai lầm khi yêu cầu con cần biết chia sẻ đồ chơi

Rất nhiều bậc cha mẹ tin rằng, trẻ em nên được dạy về sự chia sẻ. Điều đó là một sai lầm. Trẻ em bị buộc phải chia sẻ một thứ chúng yêu thích tin rằng điều đó là thực sự cần thiết. Ngược lại, chúng sẽ càng tỏ ra khó chịu hơn khi phải chia sẻ đồ với người khác.

Các nhà tâm lý học khuyên các bậc cha mẹ nên đặt mình vào vị trí của con. Bạn có muốn chia sẻ đồ đạc cá nhân với một người bạn hầu như bạn không quen biết? Bạn có muốn chia sẻ chiếc áo yêu thích của mình chỉ vì cô bạn hàng xóm thích nó? Chắc chắn là không. Vì thế, đừng ép con bạn làm những thứ mà chúng không muốn.

Theo cafef

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ