4 ngộ nhận của bố mẹ Việt khiến con mãi không khá tiếng Anh

GD&TĐ - Để bắt kịp thời kỳ hội nhập quốc tế, yêu cầu về ngoại ngữ là cần thiết. Song tiếng Anh đòi hỏi cần vận dụng vào đời sống thực tiễn. Thực tế nhiều phụ huynh vấp phải những ngộ nhận trong cách dạy trẻ học tiếng Anh, gây phản tác dụng và ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

4 ngộ nhận của bố mẹ Việt khiến con mãi không khá tiếng Anh

Ngộ nhận 1: Trẻ học tiếng Anh là học ngôn ngữ mới, không thể vận dụng như tiếng mẹ đẻ

Nhiều cha mẹ có quan niệm trẻ nhỏ học tiếng Anh là chỉ để trẻ tập quen mặt chữ và có thêm kiến thức về ngôn ngữ khác nhưng lại không chú tâm trong vấn đề trẻ sẽ áp dụng được vốn tiếng Anh đã học vào đời sống. Kết quả dẫn đến tác hại trẻ học mãi vẫn không thể vận dụng khi gặp một tình huống bất kì trong cuộc sống như các câu chào hỏi, câu chỉ dẫn đường cơ bản,...

Thực tế, trẻ có thể tiếp nhận ngôn ngữ mới như tiếng mẹ đẻ, khi cha mẹ tìm được phương pháp học hợp lý và phù hợp từng giai đoạn phát triển của trẻ. Song đó, sự lựa chọn phương pháp học đúng đắn còn mang lại cho trẻ những kỹ năng thiết thực như kỹ năng thuyết trình tiếng Anh, làm việc nhóm, tìm đọc hiểu và xử lý thông tin bằng tiếng Anh. Từ đó, việc sử dụng thành thạo tiếng Anh vào trong đời sống dần như một thói quen tự nhiên vốn có của trẻ.

4 ngo nhan cua bo me viet khien con mai khong kha tieng anh - 1

Ngộ nhận 2: Trẻ học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài là sẽ giao tiếp tốt, phát âm chuẩn

Cho đến nay rất nhiều bậc phụ huynh hiểu sai về định nghĩa giáo viên nước ngoài đứng lớp giảng dạy qua lời quảng cáo có cánh của các trung tâm Anh ngữ kém chất lượng.

Thực tế là một số trung tâm Anh ngữ nhằm tăng lợi nhuận đã gắn mác giáo viên nước ngoài để gây nhầm lẫn với giáo viên bản xứ, khi chỉ tuyển chọn các giáo viên từ các nước Singapore, Philippines... không sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ và thậm chí là các tây Balô du lịch kiếm việc làm tạm thời, không bằng cấp chứng chỉ giảng dạy. Hệ quả nghiêm trọng là trẻ không những phát âm không chuẩn, sai ngữ pháp mà còn phải học tập trong môi trường không nghiêm túc.

4 ngo nhan cua bo me viet khien con mai khong kha tieng anh - 2

Ngộ nhận 3: Trẻ đạt chứng chỉ bằng cấp loại khá tốt, đồng nghĩa trẻ học giỏi tiếng Anh

Khi chọn trung tâm Anh ngữ, nhiều bậc phụ huynh chỉ chú trọng vào kết quả con thu được từ những bằng cấp chứng chỉ trung tâm cấp sau các khóa học. Điều đó dẫn đến việc ngộ nhận giữa việc con đạt loại giỏi trên giấy khen với kết quả thực sự con tích lũy được thông qua quá trình học và ứng dụng tiếng Anh vào thực tiễn.

Thực tế, chú tâm vào phương pháp học tiếng Anh là yếu tố tất yếu cho trẻ phát triển ngôn ngữ hơn là tập trung vào con điểm của trẻ. Theo chia sẻ của PGS.TS Trần Thị Thu Mai - Phó trưởng Khoa Tâm lý giáo dục (Đại học Sư phạm TP.HCM) “phụ huynh cần chọn lựa những trung tâm có chương trình giảng dạy sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ”

4 ngo nhan cua bo me viet khien con mai khong kha tieng anh - 3

Ngộ nhận 4: Trẻ chỉ cần luyện nói tiếng Anh cơ bản, không cần lưu loát trôi chảy

Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng với độ tuổi trẻ chỉ nên biết cơ bản các câu đơn giản như trong trường lớp trẻ theo học và không đặt nặng giao tiếp quá lưu loát.

Đó là một quan niệm sai lầm, vì độ tuổi từ 5 - 11 là độ tuổi “vàng” để trẻ học một ngôn ngữ mới, trẻ dễ dàng tiếp nhận thông tin và ghi nhớ lâu hơn so với độ tuổi của người trưởng thành. Theo nghiên cứu, giữa đứa trẻ học tiếng Anh từ sớm và đứa trẻ học tiếng Anh sau 11 tuổi có sự chênh lệch trong phát huy khả năng ngôn ngữ và tư duy logic cả khi trưởng thành.

4 ngo nhan cua bo me viet khien con mai khong kha tieng anh - 4

Khi bước vào độ tuổi lớn hơn, trẻ có nhiều chi phối tâm lý khi học tiếng Anh hơn, nói cách khác học đối phó với cha mẹ và hơn nữa là sẽ không còn nhạy để bắt chước như là trẻ nhỏ. Song, nói tiếng Anh không trau chuốt vào từ vựng, ngữ pháp và ngữ điệu sẽ dẫn đến hình thành thói quen nói tiếng Anh tùy hứng, dẫn đến khi giao tiếp sẽ không truyền đạt ý một cách trôi chảy cho người nghe.

Theo Eva.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.