Dạy trẻ mầm non học toán thông qua những bước đơn giản

GD&TĐ - Việc học những phép toán đơn giản ngay từ giai đoạn đầu rất tốt cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì thế, các bậc phụ huynh cần tham khảo những phương pháp dạy toán phù hợp với độ tuổi và khả năng của bé.

Dạy trẻ mầm non học toán thông qua những bước đơn giản

Ở độ tuổi mầm non, các bé thường bỡ ngỡ, chưa quen với những khái niệm toán học. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp tạo niềm hứng thú khi làm toán, giúp bé dễ dàng làm quen với phép tính và những con số. Các phương pháp này kết hợp các giác quan, cho bé sự tiếp cận và quan sát tỉ mỉ những điều xung quanh.

1. Dạy bé học đếm

Ngay từ khi bé bắt đầu biết nói, các bậc phụ huynh nên dạy cho bé về cách đếm số. Bạn có thể kết hợp con số với những hình ảnh thường gặp trong cuộc sống như “hai cái bánh”, “một con mèo”,… Cách này giúp bé dần hiểu về ý nghĩa của những con số chứ không đơn giản như việc học vẹt.

Dạy trẻ mầm non học toán thông qua những bước đơn giản
Ở độ tuổi mầm non, các bé thuờng bỡ ngỡ, chưa quen với những khái niệm toán học.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dạy cho bé những bài hát về đếm số như “Năm ngón tay ngoan”, “Đếm sao”. Ngoài ra, những bài hát đồng dao thường liên quan đến số, khi dạy bé hát, bạn nên sử dụng ngón tay như là hình ảnh thực tế.

post-thumbnail

Hiểu biết về sự phát triển tâm thần vận động của trẻ lứa tuổi mầm non

Giai đoạn từ 3-5 tuổi là một mốc thời gian quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Các bậc phụ huynh cần...

2. Thông qua những trò chơi

Đa số trẻ em dưới 6 tuổi thường thích học tập thông qua những hoạt động vui chơi. Vì vậy, bạn nên tổ chức cho bé chơi những trò chơi thú vị với những mục đích rõ ràng: giúp bé phát triển những kỹ năng sống cơ bản, khả năng tư duy, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ.

Cho bé chơi trò chơi
Đa số trẻ em dưới 6 tuổi thường thích học tập thông qua những hoạt động vui chơi.

Trong quá trình cho bé chơi, bạn nên bổ sung những luật lệ để khiến bé tính toán, tư duy nhiều hơn. Bạn có thể cho bé chơi trò chơi bán hàng, đi chợ, sử dụng những đồng tiền giả để thực hiện việc mua bán đồ. Bạn nên dạy bé đếm những món đồ chơi của mình, đặt ra những câu hỏi hoặc nhờ bé lấy một món đồ vật nào đó để kiểm tra sự tiến bộ của bé.

3. Giúp bé nhận diện con số

Khi bé đã tự đọc và nhớ được các số từ 1 đến 10, bạn nên cho bé biết về ký hiệu của những con số. Hãy viết số lên một mảnh giấy sau đó đọc lớn mỗi số. Bạn nên đọc mỗi ngày một số, sang ngày tiếp theo giới thiệu số mới. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể sắp xếp các thẻ theo theo thứ tự từ 1 đến 10, sau đó xáo trộn chúng rồi yêu cầu bé sắp lại.

Giúp bé nhận diện con số
Các phụ huynh nên khuyến khích con tập vẽ hoặc tô màu cho các con số.

Trẻ con thường rất thích màu sắc. Vì vậy, các phụ huynh nên khuyến khích con tập vẽ hoặc tô màu cho các con số. Đây là một cách những cách tốt để giúp bé nhận diện những con số, tạo cảm hứng cho bé phát triển những kỹ năng sống quan trọng, kích thích giác quan của bé.

4. So sánh đồ vật

Việc này giúp bé so sánh những đồ vật xem vật nào to hơn, vật nào nhỏ hơn, nặng hơn hoặc nhẹ hơn. Bạn có thể dùng những vật dụng thân thuộc như 2 chiếc bánh có hình dạng giống nhau nhưng kích thước khác nhau, 3 khối hộp với 3 kích thước nhỏ, trung bình và lớn. Bạn có thể bắt đầu cho bé so sánh hai đồ vật rồi tăng dần lên. Tiếp theo, bạn cho bé làm quen với những khái niệm khó hơn như trọng lượng, thể tích, độ xa - gần.

Bạn hãy giúp bé sắp xếp những đồ vật có các điểm chung với nhau.
Bạn có thể bắt đầu cho bé so sánh hai đồ vật rồi tăng dần lên.

Bên cạnh đó, bạn hãy giúp bé sắp xếp những đồ vật có các điểm chung với nhau. Chẳng hạn như xếp bút chì màu, phân loại đồ chơi. Đây cũng là một trong những cách giúp bé so sánh các đồ vật với nhau, phát triển tư duy của bé ngay từ giai đoạn đầu.

Theo Giadinhtre.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một góc bản Nàng 1, xã Mường Lý (Mường Lát, Thanh Hóa).

Trăn trở Mường Lý

GD&TĐ - Mường Lý vào tháng 4 trời nóng rát. Gió phơn Tây Nam thổi ràn rạt. Những vạt rừng lau, lách ngả màu vàng úa, chỉ một mồi lửa là có thể bùng cháy.