Những phụ nữ bỏ lỡ giấc mơ làm phi hành gia

Vào thời kỳ đỉnh cao trong cuộc chạy đua vào không gian, 13 nữ phi công được lựa chọn tham gia huấn luyện cho các sứ mệnh đặc biệt. Thế nhưng, giấc mơ của họ không thể trở thành hiện thực.

Trong giai đoạn thử thách, 13 nữ phi công phải trải qua nhiều bài kiểm tra được đánh giá là gây kiệt sức và đôi khi là cả "tàn bạo". Ảnh: Makers
Trong giai đoạn thử thách, 13 nữ phi công phải trải qua nhiều bài kiểm tra được đánh giá là gây kiệt sức và đôi khi là cả "tàn bạo". Ảnh: Makers

Tháng 4/1959, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo thành lập nhóm phi hành gia đầu tiên mang tên Mercury Seven và nhận được hơn 500 đơn ứng tuyển của các phi công hàng đầu. Họ đều ở độ tuổi dưới 40, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về cân nặng và chiều cao, cũng như có trình độ học vấn phù hợp. Trong số đó, chỉ có một nhóm nhỏ được tham gia các bài thi đặc biệt nhằm lựa chọn những phi hành gia đầu tiên của Mỹ.

Cách đây đúng 50 năm, Mercury 13 thành lập, trở thành nhóm nữ phi công đầu tiên đương đầu với những thử thách đó. "Tôi là một nữ phi công năng động lúc bấy giờ. Nhiều người trong chúng tôi luôn mơ ước thám hiểm không gian", Sarah Ratley, một thành viên của nhóm kể lại.

Vào thời điểm đó, hàng không gần như là sân chơi riêng của phái mạnh. Do đó, để theo đuổi giấc mơ, phụ nữ sẽ phải cố gắng nhiều hơn.

"Tôi bắt đầu lái máy bay khi học trung học. Tôi trang trải một phần học phí đại học nhờ dạy kỹ thuật bay và làm phi công trên các chuyến bay thương mại. Ra trường, tôi tiếp tục làm việc trong ngành khi được tuyển làm kỹ sư toàn thời gian", Ratley - người có bằng đại học chuyên ngành toán, vật lí và hóa học, nói.

Leverton từng là một phi công nổi tiếng. Khi còn bé, bà muốn chơi máy bay thay vì búp bê. Leverton thậm chí từ chối học bổng tại Học viện nghệ thuật Chicago và dùng tất cả số tiền mình có để học lái máy bay.

Việc xét tuyển thành viên cho Mercury 13 do một quỹ tư nhân của William Lovelace tài trợ. Một số nhà khoa học cho rằng phụ nữ nhỏ và nhẹ hơn nam giới, nên họ có thể trở thành ứng viên sáng giá hơn hành trình bay vào vũ trụ.

Thành công bước đầu

Ngày 14/2/2=;P1960, Jerrie (Geraldyn) Cobb, một phi công lành nghề với hơn 7000 giờ bay và lập kỷ lục thế giới cho chuyến bay dài ngày không nghỉ, trở thành người đầu tiên được Quỹ tài trợ Lovelace lựa chọn.

Giai đoạn thử thách đầu tiên gồm 75 bài kiểm tra các chức năng sinh lý và nhiệm vụ liên quan. Khi đó, họ phải nuốt ống cao su vào miệng để kiểm tra dịch axit trong dạ dày, hay nằm trên mặt bàn nghiêng để kiểm tra sự lưu thông máu.

Cobb đến Trung tâm nghiên cứu Lewis của NASA, thực hiện bài kiểm tra quán tính trong buồng lái xoay đa chiều, mô phỏng những cú nhào bất ngờ có thể xảy ra trong không gian. Trong bài kiểm tra thần kinh và tâm lý, bà bị thả trong một bể nước nổi khép kín và chịu được 9 giờ 40 phút. Thông thường, không người đàn ông nào có thể chịu đựng hơn 6 giờ 20 phút. Nữ phi công kết thúc thử thách tại Học viện Y tế Hàng không ở bang Florida, với kết quả đều thích hợp cho các chuyến bay không gian.

Sau thành công đó, nhiều nữ phi công đã mạnh dạn đi theo con đường của Cobb. Trong số 13 người trúng tuyển, người trẻ nhất là Wally Funk, mới 23 tuổi và người lớn tuổi nhất là Jane Hart, 41 tuổi.

Theo Ratley, họ đều nghỉ việc để tham gia, nhưng hai ngày trước khi đến Florida, kế hoạch bị hủy bỏ.

Giấc mơ không thành hiện thực

Bất chấp mọi ý kiến phản đối, câu trả lời vẫn là không. NASA yêu cầu tất cả phi hành gia phải là phi công thử nghiệm máy bay quân sự, trong khi đây là công việc mà phụ nữ không được phép tham gia.

3-6052-1424157877.jpg

Bài kiểm tra thả nổi trong một bể nước kín. Ảnh: Makers

"Tôi đã vô cùng thất vọng. Sau thông báo hủy, chúng tôi vẫn tiếp tục nuôi hy vọng". Thế nhưng, không ai trong nhóm Mercury 13 có cơ hội bay vào không gian. Thay vào đó, họ chỉ có thể chứng kiến kết quả chinh phục của những đồng nghiệp là nam giới.

Phải đến 30 năm sau, phi hành gia Eilieen Collins của NASA mới hiện thực hóa giấc mơ của những người phụ nữ ấy. Ngày 3/2/1995, Collins trở thành người phụ nữ đầu tiên điều khiển tàu vũ trụ. Khi con tàu Space Shuttle Discovery rời khỏi bệ phóng từ căn cứ Cape Canaveral, nhóm Mercury 13 đã đứng quan sát từ làn vạch phân cách.

Khi nhìn Collins, họ cảm thấy được bù đắp phần nào.

Không thể bay vào không gian, Ratley chuyển sang ngành kế toán. Dù vậy, bà không cảm thấy buồn vì những gì đã qua mà vẫn luôn ủng hộ các cuộc thám hiểm không gian.

"Thám hiểm không gian đã mở đường cho những phát minh và phát hiện mới, có ích cho cuộc sống của chúng ta. Nếu không ngừng khám phá, chất lượng cuộc sống của chúng ta sẽ tiếp tục được cải thiện". Ratley nói.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.