Những phát hiện động vật nổi bật năm 2014

Nhện khổng lồ, sinh vật kỳ lạ có nhiều "cánh tay", hay sự tái xuất của loài hươu hiếm sau 60 năm, là những phát hiện đáng chú ý trong năm nay.

Những phát hiện động vật nổi bật năm 2014
5-9994-1418791733.jpg

Loài hươu có răng nanh như ma cà rồng được phát hiện ở một khu rừng hẻo lánh của Afghanistan. Đây là lần đầu tiên chúng xuất hiện trở lại sau gần 60 năm. Hươu có răng nanh như ma cà rồng hay còn được gọi là hươu xạ Kashmir. Chúng được xếp vào nhóm động vật nguy cấp theo sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Ảnh: WCS

1-5552-1418791733.jpg

Nhà nghiên cứu Piotr Naskrecki phát hiện con nhện khổng lồ có kích thước lớn như một con chó con trong rừng nhiệt đới ở Guyana. Nhện khổng lồ Nam Mỹ (Theraphosa blondi) là loài nhện lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Chiều dài chân của chúng có thể đạt 30 cm, phần cơ thể lớn bằng kích thước một nắm tay, nặng khoảng 170 gram. Ảnh: Piotr Naskrecki

2-8276-1418791734.jpg

Con côn trùng thuộc loài côn trùng thủy sinh lớn nhất (dobsonfly) được phát hiện ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nó có sải cánh khoảng 20 cm. Dobsonfly không phải là loài hiếm, nhưng đây là phát hiện nổi bật về kích thước. Ảnh: Isect Museum of West China

3-6222-1418791734.jpg

Con tôm có chiều dài 35 cm được phát hiện ở bang Florida, Mỹ. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây có thể là một con tôm tít. Nó đã được thả xuống dưới nước sau đó. Ảnh: Florida Fish and Wildlife Conservation Commission

4-2057-1418791734.jpg

Sinh vật có nhiều "cánh tay" dài, mảnh và nhọn với chuyển động ngọ nguậy được một ngư dân bắt được ở bờ biển Changi, Singapore. Những cánh tay này có thể dài gần một mét và mọc lại sau khi bị đứt. Món ăn yêu thích của chúng là sinh vật phù du. Ảnh: NOAA

untitled-JPG-3292-1399686326-5728-141879

Ngư dân bắt được một con cá mập miệng rộng ở biển Nhật Bản, dưới độ sâu gần 800 m. Con cá có chiều dài 4 m và nặng khoảng 680 kg. Cá mập miệng rộng được coi là một trong những loài cá hiếm nhất trên thế giới. Chúng thường sinh ống ở Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Ảnh: Japan Daily Press

colossal-squid-main-6207-14109-1835-8021

Mực khổng lồ Nam Cực được phát hiện ở độ sâu khoảng 1.200-1.800 m, ngoài khơi bờ biển Ross ở Nam Cực. Nó có chiều dài 3,5 m và nặng 350 kg. Các nhà khoa học sau đó đã mổ và cắt các bộ phận của con mực nhằm phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Đây là cá thể mực nguyên vẹn có cân nặng lớn thứ hai từng được biết đến. Con mực lớn nhất nặng khoảng 500 kg.

web1-Oarfish-1496-1418791734.jpg

Cá mái chèo, loài cá xương dài nhất thế giới, được phát hiện ở Mexico. Chúng bơi quanh vùng nước nông gần bờ biển Cortes và có thể quan sát rõ khi nhìn xuống mặt nước. Cá mái chèo khổng lồ thường sống ở độ sâu gần 1.000 m so với mặt nước biển. Vì vậy, việc con người nhìn thấy cá mái chèo, đặc biệt là ở gần mặt nước là rất hiếm. Ảnh: Shedd Aquarium

Theo vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ