Những nội dung chính của thỏa thuận lịch sử giữa Nga và Iran

GD&TĐ -Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Iran Masoud Pezeshkian đã ký một Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện vào ngày 17/1/2025.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian ký kết Thỏa thuận Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước tại Điện Kremlin ở Moscow, ngày 17/1/2025.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian ký kết Thỏa thuận Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước tại Điện Kremlin ở Moscow, ngày 17/1/2025.

Thỏa thuận này, vốn đã được coi là lịch sử, bao gồm một số lĩnh vực hợp tác quan trọng nhằm giúp cả hai quốc gia chống lại áp lực bên ngoài. Sau đây là những nội dung chính của thỏa thuận:

Phòng thủ chung

Một trong những nền tảng của hiệp ước là lời cam kết về phòng thủ chung, theo đó nếu một quốc gia bị tấn công, quốc gia kia sẽ không hỗ trợ quốc gia tấn công dưới bất kỳ hình thức nào.

Hợp tác quân sự

Cả hai nước đã cam kết mở rộng hợp tác về quốc phòng, bao gồm: Các cuộc tập trận quân sự chung; Phát triển công nghệ quân sự.

Chống lại lệnh trừng phạt

Nga và Iran bị các nước phương Tây trừng phạt nặng nề, một thách thức mà hiệp ước này trực tiếp giải quyết. Các điểm chính bao gồm: Lời hứa không tham gia bất kỳ lệnh trừng phạt nào do các nước thứ ba áp đặt đối với nhau; Đảm bảo không thực hiện các biện pháp cưỡng chế đơn phương.

Cơ sở hạ tầng tài chính phụ thuộc lẫn nhau

Hiệp ước bao gồm các kế hoạch tạo ra một hệ thống thanh toán độc lập với các quốc gia bên thứ ba. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích: Bỏ qua sự phụ thuộc vào các mạng lưới tài chính do Mỹ thống trị, chẳng hạn như SWIFT; Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa Nga và Iran.

Quy định này là phản ứng trực tiếp đối với những trở ngại kinh tế mà cả hai quốc gia phải đối mặt do lệnh trừng phạt.

Kiểm soát vũ khí

Moscow và Tehran đã nhất trí hợp tác về an ninh toàn cầu, bao gồm: Các sáng kiến ​​kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị; Phối hợp các nỗ lực để đảm bảo các tiêu chuẩn an ninh quốc tế được duy trì.

Năng lượng và cơ sở hạ tầng

Văn bản nêu rõ rằng, hai nước sẽ mở rộng hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và cải thiện an ninh năng lượng thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn nhiên liệu và năng lượng. Điều này bao gồm các liên doanh để thăm dò và phát triển các mỏ dầu khí tại Nga và Iran, và sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, bao gồm cả việc xây dựng các cơ sở điện hạt nhân.

Các bên cũng nhất trí tăng cường đầu tư vào các công nghệ năng lượng tái tạo, bao gồm các dự án năng lượng mặt trời, gió và thủy điện.

Đấu tranh chống tuyên truyền

Để chống lại những gì cả hai nước mô tả là "thông tin sai lệch và tuyên truyền tiêu cực", hiệp ước thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các cơ quan truyền thông Nga và Iran. Điều này bao gồm: Nỗ lực chung để chống lại các câu chuyện của phương Tây; Hợp tác trong việc sản xuất và chia sẻ nội dung truyền thông.

Tại sao thỏa thuận lại quan trọng?

Hiệp ước đối tác chiến lược Nga-Iran là một bước phát triển đáng kể. Cả hai quốc gia đều bị các cường quốc phương Tây trừng phạt nặng nề - Nga vì xung đột Ukraine và Iran vì chương trình hạt nhân của nước này. Các hạn chế đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế của họ, cô lập họ khỏi các hệ thống giao dịch tài chính toàn cầu như SWIFT và hạn chế các cơ hội thương mại.

Hiệp ước giải quyết vấn đề này bằng cách cam kết chống lại các lệnh trừng phạt và thiết lập một hệ thống thanh toán mới, độc lập, bỏ qua sự kiểm soát của phương Tây. Sự hợp tác này không chỉ củng cố khả năng phục hồi kinh tế của họ mà còn tạo ra tiền lệ cho các quốc gia khác tìm kiếm các giải pháp thay thế cho khuôn khổ trừng phạt hiện tại, có khả năng làm suy yếu hiệu quả của các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Trên mặt trận an ninh, thỏa thuận này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị hiện nay. Cả hai quốc gia đã cam kết phòng thủ chung, đảm bảo rằng, họ sẽ không hỗ trợ bất kỳ kẻ tấn công nào chống lại bên kia. Điều này diễn ra vào thời điểm Iran phải đối mặt với mối đe dọa quân sự từ Israel và Mỹ, về chương trình hạt nhân của nước này, với Tây Jerusalem liên tục ra tín hiệu sẵn sàng hành động đơn phương.

Trong khi đó, Nga vẫn tập trung vào cuộc xung đột ở Ukraine, nơi NATO và Mỹ tiếp tục ủng hộ Kiev.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Nguyễn Hồ Hải, Tân Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau.

Cà Mau có tân Bí thư Tỉnh ủy

GD&TĐ - Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, nhiệm kỳ 2020 – 2025.