Những nhóm ngành khát nhân lực

GD&TĐ - Chuyên gia đưa ra những nhóm ngành có nhu cầu nhân lực lớn tại tọa đàm trực tuyến Hướng nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số do báo Đại Biểu Nhân Dân tổ chức ngày 24/4.

Tọa đàm trực tuyến Hướng nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số
Tọa đàm trực tuyến Hướng nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

Theo Ths Vũ Chí Thành, Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng - FPT Polytechnic: lĩnh vực công nghệ thông đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, mỗi năm thiếu khoảng 400.000 nhân lực chất lượng cao/năm, và với sức đào tạo của nghề nghiệp đang thiếu rất nhiều.

Trong công nghệ thông tin thì nổi lên các ngành liên quan đến thiết kế website. Hiện, mỗi doanh nghiệp muốn ổn định đều cần có một web để quảng bá cho hình ảnh của mình.

Nhóm ngành thứ hai trong công nghệ thông tin là ngành thiết kế đồ họa. Trong nhóm ngành này kết hợp đồ họa mỹ thuật bằng tay chân với đồ họa số đòi hỏi các bạn sinh viên khi ra trường phải lành nghề.

Trong khối ngành liên quan đến kinh tế kinh doanh, đang nổi lên ngành lớn là maketing số.

Về các nhóm ngành khác, khi xã hội gặp biến động thì các ngành công nghiệp cơ bản như cơ khí, cơ điện tử, tự động hóa... đó là nhóm ngành cơ bản, là nhóm ngành xương sống của nền kinh tế.

Nhóm ngành cuối cùng, Ths Vũ Chí Thành nhắc đến là nhóm ngành nghề về làm đẹp. Khi xã hội phát triển, con người không chỉ có nhu cầu làm đẹp bên trong là tâm hồn, mà còn có nhu cầu làm đẹp ở bên ngoài. Theo đó, các nhóm ngành nghề về làm đẹp rất phát triển như chăm sóc da, móng, tóc, nhuộm tóc, trang điểm, các ngành chăm sóc sức khỏe... sẽ rất phát triển.

Ths. Vũ Chí Thành - Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng – FPT Polytechnic chia sẻ tại tọa đàm.
Ths. Vũ Chí Thành - Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng – FPT Polytechnic  chia sẻ tại tọa đàm.

PGS. TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa đưa ra 7 nhóm ngành nghề có triển vọng tăng trưởng trong tương lai, có tiềm năng phát triển trong thời gian tới mà nhà trường tập trung, gồm:

Ngành công nghệ thông tin như phần mềm, an ninh mạng, data, giữ liệu... Đây là nhóm ngành nghề có nhu cầu nhân lực rất cao; Ngành tự động hóa như cơ điện tử, điện tử, robot…; Công trình về thủy lợi, xây dựng, công nghệ thông minh; Công nghệ sinh học, khoa học môi trường phát triển bền vững.

Cùng với đó là ngành tài chính, quản trị kinh doanh, du lịch; nhóm ngành nghề liên quan đến sức khỏe như điều dưỡng, phục hồi chức năng...; ngoại ngữ - đây là công cụ quan trọng để hội nhập và học những kiến thức ở bên ngoài.

GS.TS Nguyễn Trung Việt, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi thì cho rằng, các ngành khoa học cơ bản, đặc biệt là khoa học kỹ thuật sẽ luôn luôn chiếm vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.

Đặc biệt, trong bối cảnh Covid-19 cho thấy sự bất ổn về kinh tế - xã hội, đòi hỏi cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, thay đổi cơ cấu sản xuất, phân công lao động...

Do đó, dẫu quan tâm đến các ngành hot thì Chính phủ vẫn nên có các chính sách để thu hút học sinh chọn các ngành khoa học cơ bản, tạo ra nền tảng cho sự phát triển của đất nước.

Chính phủ đã phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng 2030, trong đó đặc biệt ưu tiên một số lĩnh vực cần chuyển đổi số mạnh mẽ, dẫn dắt hàng đầu như giáo dục, y tế, tài chính ngân hàng, giao thông vận tải, năng lượng mới, tài nguyên môi trường, sản xuất nông nghiệp…

Đó là những định hướng lớn, khi các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trang bị kỹ năng số cho các em rất sớm. Nếu quá trình chuyển đổi số như vậy sẽ làm cho các ngành nghề biến mất trong tương lai, đặc biệt những ngành nghề mang tính chất lặp đi lặp lại, ở trình độ kỹ năng thấp thì sẽ bị thay thế. Để có thể làm chủ cuộc cách mạng số thì càng phải có tri thức cao, có kỹ năng hiện đại, cập nhật, nếu không sẽ bị lạc hậu và tụt lại trong cuộc cách mạng thông tin này.

PGS. TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.