Tọa đàm về nhu cầu nhân lực ngành Logistics trong thời đại công nghệ 4.0

GD&TĐ - Ngày 17/4, Trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM) đã tổ chức chương trình Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao chất lượng đào tạo lĩnh vực Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng trong thời đại công nghệ 4.0”.  

Tọa đàm về nhu cầu nhân lực ngành Logistics trong thời đại công nghệ 4.0

Toạ đàm là dịp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận, giao lưu với các chuyên gia trong lĩnh vực và cập nhật những kiến thức nền tảng về Logistic và Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời đại công nghệ 4.0.

Tham gia buổi tọa đàm có chuyên gia thuộc Tạp Chí Shipping Gazett, Công ty xếp dỡ Tân Cảng Sóng Thần, Công ty TNHH Phát triển nguồn nhân lực Tân Cảng STC, Hãng Tàu TS. Line, Công ty Trans Pacific Global (TPG), Công ty TNHH CSL Logistics.

Phát biểu tại tọa đàm, TS Lê Trung Đạo - Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho rằng việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT, sinh viên thông qua các hoạt động giao lưu, đối thoại cùng các CEO trong lĩnh vực Logistics sẽ giúp các em sớm hình dung được vị trí việc làm của ngành nghề trong tương lai. Qua đó, sớm xây dựng và tích lũy cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong quá trình học tập, trải nghiệm thực tế.

" Trong vài năm trở lại đây, các hoạt động học tập trải nghiệm thực tế, học kỳ doanh nghiệp hay các buổi đối thoại cùng CEO được trường thường xuyên tổ chức. Đây có thể xem là bước chuyển mình quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ định hướng đào tạo nghiên cứu sang định hướng đào tạo ứng dụng của Nhà trường.

Đây cũng là hoạt động trọng điểm và thiết thực  góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của Doanh nghiệp và xã hội"- TS Trung Đạo nói. 

Sinh viên nhận học bổng tại tọa đàm.
Sinh viên nhận học bổng tại tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, đại diện các Doanh nghiệp lĩnh vực logistics và quản trị chuỗi cung ứng cũng đã chia sẻ nhu cầu, mong muốn đối với nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp khi tuyển dụng.

Đại diện Công ty TNHH CSL Logistics cho biết: Nhu cầu nhân lực ngành Logistics hiện đang rất khan hiếm. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực thật sự hòa nhập, làm việc và lĩnh hội ngay các đặc tính của ngành nghề chưa nhiều. Sinh viên còn yếu từ ngoại ngữ cho đến kỹ năng thực chiến nên sau tuyển dụng gần như đơn vị phải mất một thời gian để đào tạo lại.

"Thị trường nhân lực của ngành Logistics thật sự rất rộng mở, nhân lực làm việc trong ngành này cũng dễ kiếm việc làm bởi được tiếp cận gần như mọi lĩnh vực, ngành nghề hiện nay trong xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh mà nền kinh tế số cùng quy mô của nền thương mại điện tử Việt Nam đang bùng nổ, cơ hội việc làm, chiếm lĩnh công nghệ của nhân lực này gần như tuyệt đối. Vì vậy, với sinh viên ra trường chỉ cần giỏi ngoại ngữ, vững kỹ năng, nghiệp vụ, thái độ công việc tốt thì việc phát triển nhanh trong ngành nghề không có gì là rào cản"- vị này nói.  

Tại chương trình, Công ty TNHH CSL Logistics cũng dành tặng 10 suất học bổng cho sinh viên đang theo học Ngành Kinh doanh quốc tế với các chuyên ngành Quản trị Kinh doanh doanh quốc tế, Thương mại quốc tế, Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng của trường.

Đặc biệt có 5 suất học bổng dành tặng cho học sinh THPT trúng tuyển vào chuyên ngành Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng của trường có số điểm cao nhất trong năm 2021 với tổng trị giá 2.250USD (mỗi suất tương ứng 1 Khóa học thực hành nghiệp vụ Xuất nhập khẩu và logistics tại doanh nghiệp, được thực hành nghề nghiệp thực tập tốt nghiệp ở cảng Cát Lái).

Tạp Chí Shipping Gazette dành tặng 200 cuốn tạp chí chuyên ngành logistics với tổng trị giá 14.000.000 đồng và Công ty Trans Pacific Global (TPG) tặng 30 quyển sách chuyên ngành mới nhất là incoterms 2020 với trị giá 7.500.000 đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.