Những người chèo lái ngôi trường hạnh phúc

GD&TĐ - Nhà trường đổi mới nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện và đem lại hạnh phúc cho người học. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, mô hình trường học hạnh phúc phải là đích đến của một nhà trường đổi mới.

TS Nguyễn Văn Hòa - người sáng lập, Chủ tịch HĐQT Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) - hạnh phúc bên các học trò nhỏ.
TS Nguyễn Văn Hòa - người sáng lập, Chủ tịch HĐQT Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) - hạnh phúc bên các học trò nhỏ.

Truyền trưởng của một ngôi trường hạnh phúc

Trường học hạnh phúc được hiểu là nơi mà ở đó mọi người đều được sống hạnh phúc, trong đó hạnh phúc của người học được coi là mục tiêu cao nhất. Hay có thể hiểu, trường học hạnh phúc là ngôi trường mà ở đó giáo viên hạnh phúc và học sinh được phát triển toàn diện, được là chính mình, trong một môi trường học tập an toàn, thân thiện và nhiều tình thương.

Theo ông Đặng Tự Ân - Giám đốc quốc gia Quỹ Hỗ trợ đổi mới GDPT, Hiệu trưởng là nhân tố quan trọng, là người truyền cảm hứng và cũng là người "cầm lái" con tàu trường học hạnh phúc. Các thầy cô phải rèn luyện và có tâm thế của người có hoãi bão hạnh phúc và sẵn sàng dấn thân vì trường học hạnh phúc.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý, do hạnh phúc chúng ta không thể "bắt" được nó mà chỉ có thể cảm nhận mà thôi. Vì thế, hạnh phúc thường dễ dẫn tới liên tưởng với các hiện tượng siêu thực. Do vậy, quan điểm hạnh phúc cần thuần túy khoa học xã hội, khoa học cảm xúc, tránh lồng ghép vào các yếu tố thần học, tôn giáo hay tâm linh trong quá trình xây dựng mô hình trường học hạnh phúc.

“Yếu tố quyết định để có được một trường học hạnh phúc là phải rèn luyện để mỗi người trong trường luôn có cách nghĩ tích cực, trong đó hiệu trưởng là người khởi nguồn và dẫn dắt, từ đó lan tỏa cho giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.”, ông Đặng Tự Ân nhấn mạnh.

Hiện nay, ở các nhà trường, quyền lực cao nhất nằm trong tay Hiệu trưởng. Có thể nói, Hiệu trưởng là người dẫn dắt, lan tỏa hạnh phúc trong nhà trường. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, Hiệu trưởng là người tiên phong, là linh hồn của trường. Hiệu trưởng có hạnh phúc, hạnh phúc ấy sẽ lan tỏa tới thầy cô, sẽ đem đến hạnh phúc cho học sinh, cho cha mẹ học sinh và nhiều người trong xã hội.

Theo ông Đặng Tự Ân, để thực hiện tốt sứ mệnh của mình, Hiệu trưởng phải dám tự nhìn nhận, dám bước ra khỏi “vùng an toàn” và thay đổi. Nếu hình dung nhà trường là một xã hội thu nhỏ và để xã hội ấy hạnh phúc, thì Hiệu trưởng với vai trò người lãnh đạo cao nhất cần thay đổi tư duy, cách nghĩ, quan điểm quản trị, cách thức điều hành, phải chuyển từ tư duy quản lý, mệnh lệnh hành chính sang tư duy phục vụ, đặt lợi ích, sự hài lòng của “khách hàng” lên hàng đầu. Bên cạnh “lực đẩy” về hệ điều hành, không thể thiếu “lực kéo” là hệ giá trị, tầm nhìn chiến lược, khát khao đạt đến, sẽ dẫn dắt người chèo lái con thuyền giáo dục mỗi nhà trường đi đúng hướng và cán đích.

Cô Bùi Thị Ngọc Lan - Trường THTP Hoàng Cầu (Hà Nội) tham gia Hội giảng mùa xuân.

Cô Bùi Thị Ngọc Lan - Trường THTP Hoàng Cầu (Hà Nội) tham gia Hội giảng mùa xuân.

Giáo viên hạnh phúc kiến tạo trường học hạnh phúc

Chúng ta nói đến cảm xúc và hạnh phúc cho học trò nhưng đó là kết quả cuối cùng, là điểm cuối của con đường. Nếu bắt đầu con đường thì phải là cảm xúc và hạnh phúc của các thầy cô giáo. Các thầy cô giáo muốn cảm xúc vui vẻ hạnh phúc trào dâng để có thể thương yêu và trở thành người truyền cảm hứng thì các thầy cô phải thay đổi chính bản thân mình. Và nhà trường phải hỗ trợ cho các thầy cô thay đổi, đây gọi là thay đổi để làm con người mới, để đóng vai trò là người truyền cảm hứng, là người bạn, là người đi trước, là người dẫn đường, là người trở thành điểm tựa và niềm tin cho HS và CMHS.

Theo TS Nguyễn Văn Hòa - Người sáng lập, Chủ tịch HĐQT Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội): Muốn các thầy cô giáo thực hiện tốt vai trò kiến tạo ngôi trường hạnh phúc, nhà trường phải quan tâm, ở đây không chỉ là quan tâm vật chất mà phải tôn trọng GV, tạo điều kiện cho GV được tập huấn, tìm hiểu thêm những nội dung gắn với xu thế đổi mới giáo dục của thời đại mới; được học tập giá trị sống, được nâng cao kĩ năng sống, được thường xuyên trao đổi những kinh nghiệm tự học hỏi lẫn nhau....

“Tôi xin nhấn mạnh, các thầy cô giáo không vui vẻ, không hạnh phúc thì không thể nào có giờ học hạnh phúc, HS hạnh phúc. Vì vậy, các nhà quản lý cần quan tâm hơn đến các thầy cô, hỗ trợ họ về mọi mặt và khi chúng ta làm tốt việc đó rồi thì mới mong có được một trường học hạnh phúc bền vững.”, TS Nguyễn Văn Hòa nêu quan điểm.

Là trực tiếp đứng lớp, Cô Bùi Thị Ngọc Lan - Giáo viên Ngữ văn Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội) cho rằng: Mỗi người đều có quan điểm khác nhau về giờ học, tiết học hạnh phúc nhưng dù có như thế nào thì đó đều để nói đến cảm xúc tích cực của cả người dạy và người học. Thầy làm tròn vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, là "nhạc trưởng" của giờ học. Trò được tôn trọng cảm xúc, thoả sức bộc lộ năng lực, suy nghĩ, được chia sẻ, được lĩnh hội kiến thức để giải quyết các tình huống liên quan đến bài học và cuộc sống. Đặc biệt, trong các giờ học hạnh phúc hay tiết học hạnh phúc, ở đó cả thầy - trò đều chủ động, tích cực và tràn đầy hứng khởi…

Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi giáo viên đủ hiểu biết, trình độ, kỹ năng để trút bỏ áp lực, lớp học, học sinh sẽ hạnh phúc. Hiệu trưởng là người giúp giáo viên thoát khỏi những áp lực, sự quá tải trong dạy học. Nếu không giáo viên không còn sức, đâu nghĩ đến trường học hạnh phúc. Trường học với bầu không khí căng thẳng và bất an thì trường học hạnh phúc chỉ là điều viển vông.

“Trong việc xây dựng trường học hạnh phúc, cốt lõi nhất là các thầy cô giáo phải thay đổi. Thầy cô thay đổi bản thân mình thì mới làm thay đổi được HS, chinh phục được HS và làm cho HS hạnh phúc. GV phải hạnh phúc thì HS mới có được hạnh phúc.

Nhà quản lý phải là người thay đổi trước hết và phải là đầu tàu, gương mẫu để kéo cả đoàn tàu đi theo. Trong hành trình xây dựng trường học hạnh phúc, gặp khó khăn đến đâu thì người quản lý phải tháo gỡ đến đó và phải là chỗ dựa, là người hướng dẫn, người cầm lái cho con tàu của mình đi đúng hướng; tạo dựng được niềm tin cho các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh học sinh của trường mình.”, TS Nguyễn Văn Hòa nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô giáo Lê Thị Thu Hường và học trò

Buồn vui nghề giáo

GD&TĐ - Tròn 20 năm được làm cô giáo, nhìn lại chặng đường đã đi, trong tôi không khỏi dâng lên bao cảm xúc khó tả buồn vui với nghề.

Haaland làm được điều không tưởng

Haaland làm được điều không tưởng

GD&TĐ - Chỉ mới 24 tuổi nhưng tiền đạo Erling Haaland đã ghi được tới 25 cú hat-trick tính cả trong màu áo câu lạc bộ lẫn tuyển quốc gia.