Những mối nguy khi cho trẻ sử dụng điện thoại từ sớm

GD&TĐ - Những chiếc điện thoại thông minh đang trở thành vật dụng thiết yếu của cuộc sống. Chúng thân quen đến độ đang dần trở thành công cụ để những ông bố, bà mẹ bận bịu dỗ dành con trẻ. Tuy vậy, những mối nguy mà chúng mang tới cho trẻ thì không phải ai cũng chú ý tới.

Trẻ mải mê sử dụng trên điện thoại.
Trẻ mải mê sử dụng trên điện thoại.

Những mối nguy bất ngờ

Cách đây ít ngày tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra vụ án đau lòng liên quan tới việc cho trẻ sử dụng điện thoại sớm. Đó là trường hợp bé Nguyễn Hoàng Anh (5 tuổi, trú xã Phước Đồng, Nha Trang) bị đánh gãy 2 tay và chấn thương sọ não chỉ vì chơi nghịch điện thoại.

Quá trình điều tra vụ án, các cán bộ điều tra đã làm rõ nguyên nhân cháu Anh bị đánh. Do có mối quan hệ khá thân với Lê Thiện Bảo Huy (18 tuổi, trú xã Phước Đồng) nên mẹ cháu Anh đã nhờ Huy trông giữ con để đi làm. Trong lúc Huy và bạn gái trông coi cháu Anh, họ đã đưa chiếc điện thoại cho bé trai này chơi.

Do bản tính nghịch, khám phá nên bé Anh đã lỡ nhấn nút “đồng ý” vào một phần mềm tính phí khi tải về. Chỉ thế thôi mà Huy đã tức tối đấm vào lưng, vào mặt, đạp bé trai ngã đập đầu xuống nền nhà làm cháu chấn thương sọ não. Trước đó, Huy còn bẻ hai tay bé trai ra phía sau khiến 2 tay của cháu đều bị gãy. Hiện nay, bé đang phải nằm viện điều trị.

Ngoài ra, còn một số trường hợp trẻ bị điện giật khi sử dụng điện thoại đang được sạc pin.

Thông thường chúng ta có thói quen cắm sạc cố định ở ổ cắm hoặc sạc đầy pin không rút ra ngay. Các bé thì lại hiếu động hay cắn, hay giật những đồ vật trong tầm mắt. Bình thường sạc điện thoại không gây giật, thế nhưng khi ổ điện hở, dây điện bị cắn lớp nhựa bảo vệ an toàn bên ngoài thì vô cùng nguy hiểm.

Quá nhiều trường hợp, sự việc đau lòng như vậy xảy ra chỉ vì cha mẹ không nhìn thấy những nguy cơ vô hình mà điện thoại mang tới cho trẻ.

Lạm dụng điện thoại để dỗ con

Có thể nhận thấy, trẻ em hiện nay được làm quen và sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng… từ rất sớm.

Theo thống kê hiện nay, cứ 10 phụ huynh thì có tới 8 người cho trẻ dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng. Đáng lo hơn là có tới hơn 90% gia đình cho trẻ từ 2 tuổi trở lên sử dụng các thiết bị công nghệ, điện thoại thông minh như là một cách để bé ngoan ngoãn hơn.

Các bậc phụ huynh dường như không còn tìm ra cách khác để dỗ con ngoài việc cho trẻ chơi đồ công nghệ. Để cho trẻ thôi quấy khóc, cách tốt nhất là cho trẻ chơi điện thoại di động. Để trẻ tập trung ăn được nhiều hơn, cách hay nhất là mở ti vi hoặc máy tính bảng cho trẻ.

Chị Lan Anh (Phước Hòa, Nha Trang) tâm sự: “Con tôi mới 4 tuổi hơn nhưng đã biết sử dụng điện thoại và máy tính bảng, tivi. Cháu ít muốn ra ngoài chơi cùng bạn bè mà chỉ chăm chăm vào cái điện thoại. Thường nếu tôi đưa điện thoại cho chơi thì cháu có thể ngồi một chỗ nhiều giờ liền. Tôi thấy khá lo lắng nên đang cố hạn chế cho cháu sử dụng”.

Không chỉ phụ huynh có con nhỏ lạm dụng điện thoại để dỗ con mà những bậc phụ huynh có con đang tuổi lớn cũng phải sắm điện thoại để các con sử dụng. Một mặt là do muốn quản lý con cái dễ dàng, mặt khác xuất phát từ đòi hỏi của các con muốn bằng bạn bằng bè.

Anh Hoàng (Tân Lập, Nha Trang) chia sẻ: “Tôi có 2 con, đang học lớp 5 và lớp 8. Các cháu đều muốn có điện thoại thông minh để sử dụng. Để tiện quản lý và liên lạc đưa đón các con nên tôi cũng đã mua điện thoại cho các cháu dùng. Nhưng giờ cháu nào cũng chăm chăm vào điện thoại. Đọc trên báo thấy có nhiều tác hại, tôi đã cấm các con không chơi game hay xem phim bằng điện thoại, giờ mỗi khi tôi nhắc nhở thì các con có vẻ bực tức và phản ứng chống đối, không nghe lời.

Cần cho trẻ vui chơi và có thói quen lành mạnh.
Cần cho trẻ vui chơi và có thói quen lành mạnh. 

Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ

Thời gian gần đây, các phương tiện đại chúng đã đưa ra nhiều thông tin về hậu quả liên quan tới sử dụng điện thoại ở trẻ em, gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh, cha mẹ trẻ.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những nguy cơ như giảm trí nhớ, u tế bào thần kinh, ung thư não ở những trẻ sử dụng điện thoại nhiều. Trong khi các bé xương sọ rất mong manh, tế bào não đang trong giai đoạn phát triển, sóng điện thoại tác động lâu dài sẽ khiến não các em chịu tác động càng lớn. Trẻ em có thể có các biểu hiện như: tăng động, trầm cảm, rối loạn hành vi....

Không chỉ như vậy, việc sử dụng các thiết bị di động còn tác động rất xấu đến tâm sinh lý của trẻ: Làm trẻ tăng nguy cơ béo phì lên tới hơn 30%, tăng nguy cơ mất ngủ lên 55%, sự suy giảm hệ thống miễn dịch do tiếp xúc với vi khuẩn trên điện thoại, gây ra các bệnh tim mạch cho trẻ, gia tăng tính bạo lực, giảm sự tập trung của trẻ…

Sử dụng điện thoại, iPad lâu, dán mắt quá tập trung vào màn hình, không chỉ ảnh hưởng đến cột sống lưng, cổ mà thị lực vốn còn non yếu và chưa hoàn thiện ở trẻ nhỏ sẽ dễ bị ảnh hưởng. Trẻ có thể bị cận thị từ rất sớm.

Làm gì để hạn chế những hậu quả từ việc cho trẻ sử dụng điện thoại ?

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada cảnh báo không nên cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào. Còn với trẻ từ 3-5 tuổi thì hạn chế 1 tiếng/ngày, và từ 6-18 tuổi thì thời gian tiếp xúc chỉ nên ở mức 2 tiếng mỗi ngày.

Như vậy, đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ hãy dừng việc cho trẻ sử dụng điện thoại của mình. Hãy dành thời gian chăm sóc và vui chơi với trẻ đúng nghĩa, tập cho trẻ làm quen với các các trò chơi, thói quen lành mạnh để phát triển sức khỏe và trí óc. Trong tình huống cần thiết, trẻ từ 10 tuổi trở lên mới nên cho trẻ sử dụng điện thoại, loại chỉ có chức năng nghe, gọi.

Đối với những trẻ đã lớn, bố mẹ cần dùng điện thoại để liên lạc khi con đi học, sắm điện thoại cho con đôi khi cũng cần thiết và để tiện cho việc liên lạc. Nhưng với trẻ nhỏ không nên cho dùng điện thoại đắt tiền. Ngoài việc các cháu bị sa đà việc chơi games, xem phim… nhiều em còn nguy hiểm tới tính mạng vì trở thành đối tượng cho bọn cướp giật theo dõi.

Do vậy, mỗi cha mẹ nên có phương pháp giáo dục và tạo thú vui tiêu khiển riêng cho trẻ nhỏ, việc cho trẻ tiếp cận quá sớm với các thiết bị số hiện đại lại đang vô tình làm hại con em chúng ta.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.