Ánh sáng điện ban đêm nguy hại cho trẻ em, thai nhi như thế nào?

GD&TĐ - Một nghiên cứu khoa học mới cho thấy trẻ em tuổi mầm non tiếp xúc với ánh đèn điện sáng chói vào buổi tối làm giảm gần như hoàn toàn sản sinh melatonin, giảm tiết melatonin là một chỉ báo của sự gián đoạn nhịp sinh học.

Ánh sáng điện ban đêm nguy hại cho trẻ em, thai nhi như thế nào?

Ánh sáng điện ban đêm nguy hại cho trẻ em, thai nhi như thế nào? ảnh 1

Nghiên cứu của Đại học Colorado cho thấy tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào buổi tối ức chế sản sinh melatonin – “hoóc-môn ngủ” chủ chốt của não ở trẻ mầm non10 trẻ em, tuổi từ 3 đến 5 tuổi, đã tiếp xúc với ánh sáng mạnh - khoảng 1.000 lux từ hộp đèn – trong một giờ trước giờ đi ngủ bình thường (vào khoảng 20h tối).

Giảm tiết melatonin bắt đầu trong vòng 10 phút và tiếp tục trong một giờ nữa sau khi tắt đèn lúc 20h tối, bắt đầu thời gian ngủ bình thường của trẻ.

Melatonin là hoóc-môn quan trọng đối với nhịp sinh học lành mạnh và giấc ngủ ngon.

Điều này hẳn nhiên là sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, nhưng cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác về lâu dài.

Ức chế hoóc môn ngủ ngon

Nghiên cứu mới của Đại học Colorado được xây dựng dựa trên một nghiên cứu năm 2015 về trẻ em và thiếu niên từ 9 đến 16 tuổi.

Nghiên cứu đã báo cáo độ nhạy cảm cao hơn với phơi nhiễm ánh sáng ở trẻ nhỏ so với trẻ lớn hơn.

Nghiên cứu đó đã sử dụng nhiều mức độ ánh sáng ban đêm khác nhau trong phòng thí nghiệm, dao động từ mờ (~ 15 lux) đến trung bình (~ 150 lux, như bóng đèn sợi đốt 60W), sáng (~ 500 lux) và cho thấy đáp ứng liều.

Ánh sáng mờ ức chế melatonin khoảng 9%; ánh sáng trung bình khoảng 26%; và ánh sáng mạnh khoảng 37% ở trẻ nhỏ, với trẻ lớn hơn tỷ lệ này ít hơn.

Mặc dù nghiên cứu sử dụng đèn phòng huỳnh quang, nhưng các tác giả gợi ý rằng do việc sử dụng điện thoại thông minh hiện rất phổ biến ở trẻ em, thậm chí ở trẻ tuổi mầm non, nên ảnh hưởng nhịp sinh học từ việc sử dụng những thiết bị này có thể đáng xem xét vì chúng khiến trẻ phơi nhiễm với ánh sáng mạnh gần với mặt.

Có ít nhất ba lý do khiến quá nhiều ánh sáng vào buổi tối có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, và tất cả đều khủng khiếp: trầm cảm, tự sát và ung thư.

Đèn điện quá sáng vào buổi tối là một phần của cái gọi là “ô nhiễm ánh sáng”, được định nghĩa là “sự ô nhiễm ban đêm do ánh sáng điện, dù ở trong hay ngoài nhà ở vùng ngoại ô và đô thị”. Đó là một vấn đề đang gia tăng nhanh chóng trong thế giới hiện đại.

Ánh sáng điện thoại - Tăng nguy cơ trầm cảm

Jean Twenge đã nghiên cứu sức khoẻ tâm thần và điều chỉnh xã hội trong giới trẻ, đặc biệt là những người sinh sau năm 1995.

Nghiên cứu của bà tập trung vào điện thoại thông minh, như mô tả trong một số bài báo gần đây trên tờ The Conversation. Các bài viết dựa trên những nghiên cứu của bà được công bố trong các tạp chí khoa học uy tín.

Twenge đã tìm thấy mối liên quan giữa thời gian “màn hình truyền thông mới” (nghĩa là điện thoại thông minh) và nguy cơ trầm cảm và tự tử ở thanh thiếu niên dựa trên hai mẫu nghiên cứu lớn gồm những người trẻ ở Mỹ.

Các nguyên nhân được đề xuất là sự cô lập về mặt xã hội, thiếu ngủ, hoặc cả hai.

Trong một phân tích gần đây, Twenge tập trung vào thời gian ngủ và kết luận rằng "tăng thời gian màn hình truyền thông mới có thể tham gia vào sự gia tăng gần đây - từ 35% lên 41% và từ 37% lên 43% - trong giấc ngủ ngắn ở vị thành niên".

Gián đoạn nhịp sinh học có thể là thủ phạm. Ánh sáng chói vào buổi tối làm chậm quá trình chuyển tiếp sang sinh lý ban đêm, bắt đầu vào lúc hoàng hôn. Do đó làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Cũng có bằng chứng rằng sự gián đoạn nhịp sinh học có thể gây ra trầm cảm và những thay đổi tâm trạng bất lợi khác. Hậu quả hay gặp của trầm cảm nặng là tự tử.

Mối năm có hơn 40.000 người Mỹ chết do tự tử, nhiều hơn cả tai nạn giao thông và gần bằng số người chết vì ung thư đại tràng. Ngoài ra, gần một nửa triệu người phải nhập viện vì tự gây hại cho bản thân, nhiều người trong số họ bị thương trong nỗ lực tự tử bất thành. Điều này đặc biệt bi thảm khi nó xảy ra với những người còn rất trẻ.

Ánh sáng điện ban đêm nguy hại cho trẻ em, thai nhi như thế nào? ảnh 2Trẻ em bị phơi nhiễm với ánh sáng quá nhiều vào buổi tối có nguy cơ cao hơn bị trầm cảm, tự tử và ung thư.

Ô nhiễm ánh sáng và ung thư ở trẻ em

Cơ sở cho mối lo ngại về ung thư ở trẻ em là ánh sáng điện không đúng lúc có thể phá vỡ nhịp sinh học, và sự rối loạn này liên quan đến ung thư ở người lớn, mặc dù có khá ít nghiên cứu trực tiếp tìm hiểu về ung thư ở trẻ em.

Bằng chứng về ảnh hưởng ở trẻ em là gián tiếp, nhưng vấn đề là rất nghiêm trọng.

Bệnh bạch cầu là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh xảy ra khi các tế bào bạch cầu trong máu tăng sinh vượt tầm kiểm soát.

 Những tế bào bạch cầu này được tạo ra bởi các tế bào gốc, mà khi bình thường chúng chỉ sản xuất đủ tế bào bạch cầu cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thực hiện các chức năng cần thiết.

Khi các tế bào gốc “cư xử” bất thường, kết quả là bệnh bạch cầu.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự tăng sinh của tế bào gốc chịu sự kiểm soát của nhịp sinh học. Do đó, ánh sáng quá nhiều vào ban đêm có thể làm mất đi sự ổn định của tế bào gốc.

Theo Phụ nữ và gia đình

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.