Những kỷ niệm còn mãi với thời gian…

GD&TĐ - Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” đã nhận được sự đón nhận, hưởng ứng nhiệt thành của thầy cô, học sinh, sinh viên trên cả nước.

Ông Triệu Ngọc Lâm (ngoài cùng bên trái) và ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho cá nhân đạt giải Nhất và Nhì của cuộc thi.
Ông Triệu Ngọc Lâm (ngoài cùng bên trái) và ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho cá nhân đạt giải Nhất và Nhì của cuộc thi.

Tôn vinh hình ảnh người thầy và mái trường mến yêu

Ban Tổ chức đã nhận được hơn 50.000 bài dự thi, được gửi qua đường bưu điện. Ban Giám khảo đã chọn 98 bài vào vòng Chấm chung khảo. Trên cơ sở kết quả chấm và ý kiến thống nhất của các thành viên Ban Giám khảo. Kết quả có 18 giải, gồm 16 giải cá nhân và 2 tập thể. Cụ thể: 2 giải tập thể; 1 giải Nhất; 2 giải Nhì; 3 giải Ba và 10 giải Khuyến khích.

Phát biểu tại Lễ Tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”, nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại – thông tin: Cuộc thi được Bộ GD&ĐT giao cho Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực tổ chức hàng năm. Năm 2018, lần đầu tiên Cuộc thi này được tổ chức và đã tạo hiệu ứng tích cực trong xã hội.

Thông qua Cuộc thi nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy, cô giáo có tình cảm, việc làm, thành tích tốt, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục; đồng thời ghi nhận và tôn vinh những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy - học và giáo dục học sinh.

Năm 2021, Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” được phát động - nhận bài dự thi từ tháng 9/2021 - đã đón nhận được sự tham gia của đông đảo bạn đọc, tác giả chuyên và không chuyên trên cả nước với nhiều tác phẩm đạt chất lượng cao.

Theo Tổng Biên tập Triệu Ngọc Lâm, Cuộc thi được phát động trong một thời gian ngắn, kênh phát động qua Báo Giáo dục và Thời đại cùng các phương tiện truyền thông với hình thức không bắt buộc, tự nguyện tham gia của học sinh, phụ huynh...

Tuy nhiên, số lượng bài dự thi nhận được rất lớn, với hơn 50.000 bài. Qua đó cho thấy, cuộc thi có sức lan tỏa mạnh mẽ trong các nhà trường và xã hội; Đồng thời, thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo độc giả, các tầng lớp nhân dân đối với nội dung của cuộc thi.

Trong số các tác giả dự thi, phần lớn là không chuyên, nhưng cũng có một số tác giả dự thi là nhà văn chuyên nghiệp hoặc hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các tỉnh.

Một số địa phương, cơ sở giáo dục đã chủ động tổ chức cuộc thi cấp Trường/Phòng/Sở; tổ chức chấm và chọn những bài chất lượng để gửi về Ban Tổ chức cuộc thi. Nhiều cơ sở giáo dục có sự tham gia đông đủ của giáo viên và học sinh trong toàn trường.

Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, nhà báo Triệu Ngọc Lâm, phát biểu tại lễ tổng kết, trao giải
Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, nhà báo Triệu Ngọc Lâm, phát biểu tại lễ tổng kết, trao giải

Miền ký ức đẹp

Các bài dự thi tập trung vào 2 chủ đề chính: Thầy cô giáo và mái trường mến yêu. Trong đó, phần nhiều là các tác phẩm viết về những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc về thầy cô giáo; hoặc có nhiều tác phẩm thể hiện những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc về mái trường gắn liền với hình ảnh của một hoặc một số thầy, cô giáo cụ thể.

Hình ảnh của thầy/cô giáo trong các tác phẩm dự thi được viết ở nhiều góc độ khác nhau như: Học sinh viết về thầy cô; con cái viết về bố/mẹ đồng thời cũng chính là thầy cô giáo; cháu viết về cô/chú của mình cũng đồng thời là thầy cô giáo; chị gái viết về em gái; giáo viên viết về cán bộ quản lý; cán bộ quản lý viết về giáo viên…

Đó là những ký ức của cô giáo Lê Hải Vân - Trường THCS Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội) về người học trò đã khuất. Những ký ức từ sâu thẳm trái tim về một câu học trò của 10 năm trước có chút ngang tàng, bất cần và không có hứng thú với việc học. Cậu học trò của 10 năm về trước ấy đã khiến mẹ buồn và thừa nhận bất lực.

Nhưng với cô giáo Lê Hải Vân, cậu học trò ấy lại cảm xúc tích cực, tham gia đầy đủ các giờ học, các hoạt động ngoại khóa. Cô giáo chủ nhiệm, tập thể lớp giúp cậu học trò tự tin và thay đổi tích cực. Cậu học trò ấy đã trở thành sinh viên của một trường đại học có tiếng và tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Tưởng chừng sẽ là một câu chuyện kết thúc có hậu, nhưng giờ đây, cậu học trò ấy đã ra đi mãi mãi, đúng ở độ tuổi 18 đẹp nhất của đời người, em đã gặp tai nạn bất ngờ trong một chuyến đi cùng các bạn sinh viên tình nguyện.

Đó là hình ảnh người thầy giáo Phạm Văn Hòa qua ký ức của học sinh Nguyễn Thị Minh – nay là giáo viên Trường Tiểu học Hải Phương (Hải Hậu, Nam Định). Thầy giáo đã luôn ân cần, vỗ về và giúp cho cô học trò Nguyễn Thị Minh bị cả lớp nhìn với con mắt kỳ thị, kém thiện cảm, không muốn đến lớp trở thành học sinh chăm ngoan, đạt kết quả cao trong học tập.

Theo Tổng Biên tập Triệu Ngọc Lâm, các tác phẩm dự thi được trình bày rất công phu và được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có những học sinh tiểu học nắn nót từng nét chữ, tự tay vẽ, trang trí cho tác phẩm của mình….

Có thể thấy, thông qua các tác phẩm, hình ảnh thầy cô giáo được nhìn từ góc nhìn đa chiều, đa diện; song dù ở góc độ nào thì hình ảnh của thầy, cô giáo hiện lên đẹp đẽ và đáng kính.

Ban Giám khảo cuộc thi đã lựa chọn được các tác phẩm tiêu biểu, đáp ứng yêu cầu của cuộc thi theo Thể lệ để trao các giải thưởng cá nhân, tập thể. Nội dung các tác phẩm được giải phong phú, đa dạng. Dù ở góc độ nào, hình ảnh của các thầy cô giáo, nhà trường vẫn luôn thân thương và yêu dấu. Đó cũng chính là những kí ức, kỉ niệm đẹp đẽ và sâu sắc nhất đối với tác giả về thầy cô và mái trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều hòn đảo xa xỉ ở Tây Ban Nha thu hút người giàu có và nổi tiếng.

3 hòn đảo đỉnh cao xa hoa ở Tây Ban Nha

GD&TĐ -Nhiều hòn đảo tư nhân của Tây Ban Nha, một số thuộc sở hữu của các nhà tài phiệt Nga, được những người giàu có và nổi tiếng lui tới.

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.