Những hệ thống EW biến vũ khí xa xỉ NATO thành phế liệu

GD&TĐ - Ngày 15 tháng 4 là ngày lễ chuyên nghiệp của Lực lượng tác chiến điện tử Nga. Đây là lực lượng sở hữu những hệ thống EW hàng đầu thế giới.

Tổ hợp tác chiến điện tử tầm xa Murmansk BN của Nga.
Tổ hợp tác chiến điện tử tầm xa Murmansk BN của Nga.

Hãng thông tấn Kommersant đã có bài viết xếp hạng 5 hệ thống tác chiến điện tử (EW) tối tân hàng đầu của Nga hiện nay.

Krasukha: Hệ thống EW 'Belladonnas' này được thiết kế để đối phó với một loạt các mối đe dọa trên không và gây nhiễu lệnh và điều khiển của đối phương trên các băng tần X, KU và S.

Từ máy bay không người lái đến thiết bị điện tử hàng không của máy bay, Krasukha gây nhiễu tín hiệu vô tuyến ở phạm vi lên tới 300 km.

Murmansk BN: Hệ thống EW tầm xa, hạng nặng, làm im lặng trung tâm chỉ huy của đối phương bằng cách tắt các kênh liên lạc HQ và các kênh của các đơn vị trên chiến trường.

Hệ thống được tích hợp trên xe tải KAMAZ, Murmansk BN có phạm vi gây nhiễu lên tới 8.000 km. Được tinh chỉnh theo tần số HF của NATO từ 3-30 MHz.

Rtut-2: Hệ thống Mercury-2 nhắm vào bất kỳ và tất cả các loại đạn dược của đối phương bằng bộ não điện tử, tạo ra một mái vòm phòng thủ rộng tới 0,5 km vuông xung quanh các vật thể quan trọng và quân lính trên chiến trường. Được mang theo bởi xe bọc thép hạng nặng BTR-80 và MT-LB.

Borshchevik: Hệ thống EW mới này đủ nhẹ (30 kg) để lắp ở phía sau xe bán tải và sử dụng chống lại vệ tinh Starlink, có phạm vi 10 km. Việc gây nhiễu buộc các vệ tinh phải tiêu thụ năng lượng và xả pin trong khi cố gắng truyền thông tin.

RB-341V: Hệ thống thu thập EW và elint di động này chuyên về gây nhiễu sóng di động UHF, VHF và GSM trên nhiều tần số và có bán kính hiệu quả lên đến 6 km. Hoạt động phối hợp với UAV Orlan-10, giúp tìm kiếm và phá vỡ các bộ phát tín hiệu của đối phương.

Sự phát triển được đo bằng tháng, không phải bằng năm

Nhà quân sự chuyên về phòng không của Nga là Yuri Knutov cho biết, Moscow tạo ra các hệ thống EW mới và nâng cấp "khoảng ba tháng một lần".

Theo ông Knutov, sự thống trị tác chiến điện tử của Nga là nhờ sức mạnh của hệ thống, "phạm vi tần số phủ sóng rất rộng" và quan trọng nhất là "số lượng trạm" khổng lồ.

Tại sao hệ thống EW của Nga đứng đầu?

Ông David T. Pyne, cựu Phó Giám đốc Lực lượng Đặc nhiệm về An ninh Quốc gia và Nội địa Mỹ (EMP), cho biết: "EW có vai trò quan trọng đối với những nỗ lực của Lực lượng vũ trang Nga nhằm phá vỡ khả năng Chỉ huy và Kiểm soát (C2) và Tình báo, Giám sát và Trinh sát (ISR) của đối phương".

Cũng theo ông Pyne, Nga có thể được coi là "quốc gia sở hữu hệ thống tác chiến điện tử tốt nhất thế giới", đặc biệt là nhờ các máy gây nhiễu GNSS tầm xa.

Nguồn gốc lợi thế tác chiến điện tử của Nga là gì?

Chuyên gia kỹ thuật điện tử và vô tuyến David Stupples cho rằng năng lực tác chiến điện tử hiện đại của Nga có được là nhờ quyết định của tổng thống vào năm 2007 về việc nâng cấp triệt để thiết bị và học thuyết của mình dựa trên những bài học rút ra từ cuộc xâm lược Iraq của Mỹ.

Sự công nhận về tầm quan trọng then chốt của chiến tranh điện tử đã khiến phương Tây đang nỗ lực nhằm bắt kịp Nga. Tuy nhiên sẽ cần nhiều thời gian để hoàn thành mục tiêu này, Stupples cho biết.

Cuộc tấn công của ATACMS thất bại

Trong cuộc tấn công cầu Crimea hồi tháng 8 năm 2024, 12 tên lửa chiến thuật ATACMS Mỹ cung cấp cho Ukraine đã bị đánh chặn.

Tờ Izvestia cho biết, việc phòng thủ Nga đánh chặn 100% tên lửa ATACMS diễn ra sau khi đã phẫu thuật nghiên cứu loại vũ khí này mà Moscow thu được tại chiến trường Ukraine.

Lực lượng Nga có thể sử dụng hệ thống dẫn đường từ tên lửa ATACMS để tìm ra bệ phóng được sử dụng trong các cuộc tấn công của quân đội Ukraine.

"Sau khi kiểm tra tên lửa ATACMS, các chuyên gia Nga đã đưa ra khuyến nghị cho quân đội về cách đánh chặn tên lửa này hiệu quả hơn bằng hệ thống tên lửa phòng không và cách gây nhiễu tên lửa này bằng EW.

Đặc biệt, họ có thể cho Bộ Quốc phòng Nga biết hệ thống nào có thể được sử dụng để tác động đến khả năng liên lạc của ATACMS với các hệ thống máy bay khác nhau hoặc cách tắt hệ thống GPS của ATACMS.

Quân đội Nga sử dụng thông tin thu được để đối phó các tên lửa này và các bệ phóng của chúng. Có khả năng là sau khi phẫu thuật tên lửa ATACMS, quân đội Nga có thể phát hiện ra các khu vực phóng và vị trí của các tên lửa này nhanh hơn", Viktor Litovkin, cựu đại tá quân đội Nga và là nhà phân tích quân sự, nói.

Trước đó, các chuyên gia Nga đã lần đầu tiên trình diễn hệ thống dẫn đường của tên lửa ATACMS với truyền thông Nga. Hệ thống này bao gồm ba con quay hồi chuyển laser vòng và một mô-đun GPS.

Giới quân sự Mỹ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc Nga có thể tiếp cận vũ khí của Mỹ, NATO và từ đó tìm được cách phá hủy chúng nhanh và hiệu quả hơn.

"Chúng tôi đang gửi đi một thông điệp rằng công nghệ quân sự phương Tây không còn là bí mật đối với chúng tôi nữa, và mỗi lần như vậy chúng tôi lại tìm ra ngày càng nhiều cách để chống lại nó", chuyên gia Nga nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ