1. Cá cắn tinh hoàn
Với hàm răng giống con người, cá pacu là loài cá có thể gây sợ hãi mỗi khi chúng há miệng ra. |
Sở dĩ chúng có bộ răng phát triển như vậy là do thường phải tiêu thụ những thực phẩm cứng như hạt dẻ. Cũng chính vì đặc điểm này mà cá pacu còn được gọi là cá kẹp hạt dẻ.
Vào khoảng cuối năm ngoái, khi một số tin đồn về cá pacu tấn công và cắn đứt tinh hoàn của đàn ông ở Papua New Guinea, nó lại được gán thêm biệt danh mới là "cá cắn tinh hoàn". Tuy nhiên, cá pacu lại được biết đến là loài cá ăn chay lành tính.
2. Bạch tuộc voi Dumbo
Do sở hữu hai chiếc vây giống như tai voi nên loài sinh vật biển bí ẩn này đã được đặt tên theo nhân vật hoạt hình chú voi Dumbo của hãng Disney.
Do luôn trú ngụ ở khu vực nước sâu từ 400 - 4.800m nên rất ít khi người ta bắt gặp thấy Bạch tuộc voi Dumbo.
Theo ước tính, có khoảng 18 loài bạch tuộc thuộc chi Grimpoteuthis mang đặc điểm tương tự với Bạch tuộc voi Dumbo.
3. Nhện thợ dệt quả cầu gai
Nhện thợ dệt quả cầu gai có hình dáng khác biệt so với loài nhện thông thường nhờ chiếc mai tua tủa gai nhọn trên lưng. Chúng chỉ là một trong số động vật chi Gasteracantha.
Nhện thợ dệt quả cầu gai chỉ có chiều dài từ khoảng 2 - 9 mm nhưng lại biến đổi với muôn màu sắc và hình dáng khác nhau. Thậm chí, màu sắc chân của chúng cũng khác nhau.
4. Tatu nàng tiên hồng
Tatu nàng tiên hồng là loài thú có mai vừa mang ngoại hình như một chú thỏ nhưng được bảo vệ bằng một tấm khiên ở trên lưng và sở hữu bộ móng vuốt như sinh vật ngoài hành tinh.
Đây là loài động vật nhỏ nhất trong bộ thú có mai, mang tên khoa học là Chlamyphorus truncates.
Tatu nàng tiên hồng dài trung bình khoảng 10cm. Chúng phân bố chủ yếu ở Argetina và thường đào hang dưới lớp cát để trú ngụ. Chỉ ban đêm loài động vật này mới ngoi lên khỏi mặt đất để kiếm ăn.
5. Rắn dương vật
Con vật có hình dáng kỳ dị này khiến nhiều người liên tưởng tới bộ phận nhạy cảm của đàn ông hơn là một loài rắn nào đó.
Rắn dương vật là loài động vật lưỡng cư không chân. Chúng có thể đạt chiều dài tối đa 80 cm. Được biết, rắn dương vật di chuyển dựa vào khứu giác nhạy bén của mình.
Do mới được phát hiện vào năm 2011 nên những thông tin về loài động vật có hình dáng hài hước này vẫn còn rất hạn hẹp.
6. Khỉ vòi voi
Loài khỉ này thường sinh sống trong các khu rừng nhiệt đới và rừng đước thuộc đảo Borneo.
Chúng chỉ ăn quả xanh để nuôi dưỡng cơ thể vì thành phần đường có trong quả chín sẽ kích thích hệ tiêu hóa và phát triển thành béo phì.
Con đực dùng chiếc mũi lớn, có hình dáng như dương vật người để tán tỉnh con cái. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để khuếch đại tiếng kêu.
Tuy nhiên, hiện nay khỉ vòi voi đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do sự săn bắt và phá rừng phát quang của con người.
7. Cá mút đá
Cá mút đá là sinh vật biển nguyên thủy sinh sống dưới đáy đại dương. Chúng có hình dáng giống lươn nhưng lại không có hàm, gai và vảy. Do thị lực rất yếu nên phần lớn loài cá này phải dựa vào khứu giác của mình để di chuyển.
Được biết, có khoảng 60 loài cá mút đá khác nhau với muôn màu sắc từ hồng, nâu cho tới ghi.
Điểm thú vị và bất ngờ nhất là cá mút đá có thể sản sinh ra loại chất nhờn giết chết những loài động vật ăn thịt như cá mập.
8. Cá thái dương
Cá thái dương hay còn gọi là cá mola mola là loài cá có xương khổng lồ. Chúng có thể đạt trọng lượng cơ thể lên tới hơn 2,2 tấn và chiều dài cơ thể khoảng 4m.
Khác với những loài cá khác, cá thái dương sở hữu ngoại hình kỳ dị với vây sau không phát triển mà tự bẻ quặt vào trong.
Con mồi của chúng thường là sứa hay các loài cá nhỏ.
9. Cá giọt nước
Với hình dáng giống như một đống chất lỏng bầy nhầy, chiếc miệng trĩu xuống buồn bã, cá giọt nước đã bị gán cho danh hiệu "Loài cá xấu xí nhất hành tinh".
Cá giọt nước - tên khoa học Psychrolutes marcidus là loài cá sống ở khu vực biển sâu từ 600 - 1.200m của nước Úc. Do cơ thể không đặc nên chúng có thể dễ dàng di chuyển dưới đáy biển mà không cần phải mất nhiều công sức.
Cá giọt nước không chỉ là loài cá xấu xí mà còn rất lười biếng. Chúng không phải là những tay săn mồi tài ba vì chỉ có thói quen dạo quanh rồi chờ mồi đến với mình.
10. Cua Người Tuyết
Cua người tuyết là loài động vật giáp xác có tên gọi chính thức là Kiwa hirsuta. Chúng được tìm thấy vào năm 2005 tại khu vực biển cách Đảo Phục sinh 1.500km, ở độ sâu 2.300m.
Loài động vật này có đôi càng khác lạ được bao phủ bởi các sợi tơ vàng óng, giống như tóc.
Những sợi tơ này có chức năng như một cỗ máy sàng lọc vi khuẩn đồng thời cũng là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào cho cua người tuyết.