Những điều trong phim viễn tưởng đang thành sự thật trên chiến trường

GD&TĐ - Nga đang nỗ lực phát triển nhiều loại vũ khí mới dựa trên kinh nghiệm thu được từ chiến trường.

Những điều trong phim viễn tưởng đang thành sự thật trên chiến trường

Sau khi triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt, Nga đã có cái nhìn rõ ràng hơn về các vấn đề trong việc tạo ra những hệ thống vũ khí mới. Đồng thời, việc nghiên cứu tính năng của chúng là hết sức quan trọng.

Nhà phân tích quân sự, Tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí của tổ quốc" - Đại tá dự bị Viktor Murakhovsky gần đây đã viết về điều này trên kênh Telegram của mình.

Theo ông Murakhovsky, tiến bộ khoa học và công nghệ cho phép chúng ta nói về 4 yếu tố ảnh hưởng chính.

Đầu tiên là giới hạn công nghệ hiện đã đạt hoặc gần tới giới hạn, nhân loại vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ nguyên tắc vật lý mới nào có thể vượt qua hoàn toàn các phản ứng đốt cháy, phân hạch và hợp nhất hạt nhân.

"Các định luật bảo toàn năng lượng, vật chất và động lượng không thể bị phá vỡ", chuyên gia Murakhovsky nhấn mạnh.

Thứ hai là sự gia tăng đáng kể phạm vi hoạt động trong chế độ tự hành của hệ thống vũ khí và xử lý dữ liệu cho người điều khiển gửi tới. Quá trình này đang nằm trên một quỹ đạo đi lên, nhưng đỉnh cao vẫn còn rất xa.

Hiện tại ranh giới đang bị xóa nhòa, gần như đến mức không thể phân biệt được giữa tên lửa dẫn đường, phương tiện không người lái, hệ thống robot và các tổ hợp tự hành khác.

Ông Murakhovsky cho rằng trong lĩnh vực vũ trụ, với sự phát triển của hệ thống cảnh báo sớm, phòng không/phòng thủ tên lửa, con người giờ đây chỉ cần lựa chọn “có hoặc không” thực hiện mệnh lệnh cuối cùng.

Hàng không chiến đấu cũng đi theo con đường này, trong đó nền tảng là hoạt động của các cảm biến, xử lý thông tin và trí tuệ nhân tạo (AI).

Con người chưa thể tạo ra vũ khí dựa trên các nguyên tắc vật lý mới.

Con người chưa thể tạo ra vũ khí dựa trên các nguyên tắc vật lý mới.

Thứ ba là vai trò ngày càng tăng của các phương tiện gây hư hỏng chức năng. Những cơ hội được liệt kê trong yếu tố thứ hai dựa trên quyền truy cập vào các băng tần sóng điện từ khác nhau.

Một số phương tiện có thể "vô hiệu hóa" thiết bị điện tử ở khoảng cách xa, thậm chí sắp tới còn chiếm quyền kiểm soát phương tiện được AI điều khiển, đây là điều tưởng như chỉ có trong phim viễn tưởng nhưng sẽ thành sự thực.

Thứ tư là sự gia tăng đáng kể chi phí phát triển, sản xuất, vận hành vũ khí, huấn luyện và duy trì chức năng của người điều khiển các hệ thống phức tạp đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể về số lượng vũ khí cũng như thiết bị thế hệ mới trong đội hình chiến đấu của lực lượng vũ trang.

Điều này đặt ra một vấn đề, ví dụ như đối với một cuộc xung đột cường độ thấp, khả năng của những hệ thống vũ khí như vậy là dư thừa, còn trong các cuộc xung đột cường độ cao, số lượng hiện tại thực sự không đủ cho quân đội.

Theo ông Murakhovsky, khả năng trinh sát và tấn công của một lực lượng quân sự nhỏ phần lớn được bù đắp bởi các phương tiện tương đối đơn giản và rẻ tiền, cũng như biện pháp mang tính chất tổ chức, chiến thuật và kỹ thuật.

Thử nghiệm pháo điện từ có khả năng đưa viên đạn đạt tới vận tốc Mach 7.

Theo Topwar

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.