Bác sĩ tái tạo bản sao 'cậu nhỏ' hoàn hảo giúp người đàn ông ung thư

GD&TĐ -Các bác sĩ đã tạo một bản sao dương vật hoàn hảo cho một bệnh nhân bị cắt bản gốc do ung thư.

Kíp các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật tái tạo “cậu nhỏ” cho bệnh nhân
Kíp các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật tái tạo “cậu nhỏ” cho bệnh nhân

Mới đây một bệnh nhân nam 36 tuổi (ở Hà Nội) vừa các bác sĩ Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) đã tạo lại "bản sao" dương vật.

Trước đó nam bệnh nhân trên đã phải cắt đi bản gốc do bị ung thư.

Được biết 5 năm trước, cậu nhỏ của anh thường xuyên bị chảy dịch và viêm loét. Vì nghĩ đây là hiện tượng viêm nhiễm thông thường nên anh tự điều trị.

Sau đó đến khám tại bệnh viện, bệnh nhân được thông báo bị ung thư đã di căn và phải cắt bỏ toàn bộ bộ phận sinh dục. Tất cả bao gồm dương vật, bìu, tinh hoàn...và sau đó xạ trị.

Quá trình phẫu thuật này đã làm mất đi phần bao quy đầu - bộ phận nhạy cảm cảm thụ chức năng sinh dục. Ngoài ra trong quá trình đi tiểu bệnh nhân cũng sẽ bị rỉ nước do miệng sáo không còn đóng mở như bình thường.

Kíp các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật tái tạo “cậu nhỏ” cho bệnh nhân
Kíp các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật tái tạo “cậu nhỏ” cho bệnh nhân

Vì thế nên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị giảm sút nghiêm trọng do những bất tiện về sinh hoạt cá nhân, đời sống tình dục cũng không thể duy trì. Sau đó bệnh nhân đã nhập viện điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Các bác sĩ đã hội chẩn và phẫu thuật tạo hình dương vật mới, khắc phục các khiếm khuyết.

PGS-TS Vũ Ngọc Lâm, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết với bệnh nhân này, kíp mổ đã lấy vạt da vùng cẳng tay để tạo hình cả thân dương vật, ống niệu đạo, quy đầu. Độ cứng của dương vật được tạo bằng thanh sụn sườn tự thân.

Việc tạo hình dương vật bằng vạt da mỡ vi phẫu là một trong những kỹ thuật phức tạp nhất, do phải thực hiện rất nhiều bước khác trong cùng một cuộc phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật là tạo được dương vật mới có hình thể giống với dương vật thật nhưng quan trọng hơn là phải thực hiện được chức năng tiết niệu, sinh lý...

Theo bác sĩ, sau phẫu thuật 2 tuần, anh có thể đứng tiểu, điều mà suốt 5 năm qua anh không thể làm được. Tái khám sau hơn một tháng phẫu thuật, bệnh nhân có sức khỏe ổn định. Chức năng sinh dục cũng dần phục hồi do anh đã tìm lại được sự tự tin với "cậu nhỏ" mới của mình…

Cách đây không lâu, vào giữa tháng 5/2021, khoa Phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E cũng đã tạo hình lại dương vật thành công cho một bệnh nhân nam (28 tuổi, ở Hà Nội) bị cháy cụt mất dương vật.

Theo đó bác sĩ không chỉ tạo hình lại dương vật đã mất mà còn tìm lại “bản lĩnh đàn ông” để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân này.

Được biết, cách đây 5 năm, nam bệnh nhân trên trong một lần đi bẫy chim bằng dụng cụ khung inox tự chế đã chạm vào đường điện cao thế khiến cơ thể bị bỏng nặng và cháy xém nhiều chỗ, trong đó có dương vật.

Các bác sĩ đã phải cắt cụt tay phải, cụt ngón 2,3,4 bàn chân phải để cứu sống bệnh nhân. Sau đó phẫu thuật tạo hình dương vật bằng vạt da nuôi ghép ở da đùi phải.

Tuy nhiên, sau mổ, bệnh nhân bị rò nước tiểu ở gốc dương vật tạo hình gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Theo Người Lao Động, Tiền Phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.