Những điều đặc biệt trong trường học Pháp

GD&TĐ - Theo kết quả nghiên cứu của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) về mức độ hài lòng với cuộc sống của trẻ em ở độ tuổi 15, Pháp xếp thứ 6 trong số 35 quốc gia. Vì sao học sinh Pháp thường tươi cười và hài lòng với mọi thứ? Lý do nằm ở việc tổ chức quá trình học tập, dinh dưỡng và giải trí.

Bữa trưa ở trường học
Bữa trưa ở trường học

Bữa ăn trưa

Bữa ăn tại trường học được lên kế hoạch trước 2 tháng và không bao giờ lặp lại trong khoảng thời gian này. Bữa trưa gồm một số món như bánh mỳ tươi, pho mát, thịt, cá, trái cây và rau quả theo mùa. Nếu có bưởi hoặc dâu tây thì chắc chắn sẽ được kèm thêm chút đường trong một cái túi nhỏ. Một mẩu bơ được thêm vào củ cải, một lát chanh cho cá. Việc tiêu thụ đường được quy định chặt chẽ và đồ uống duy nhất được cung cấp cho học sinh trong căng tin là nước.

HS được thay đổi lớp và giáo viên

Các trường học Pháp thực hiện việc luân chuyển hàng năm: Giáo viên và các lớp đều xáo trộn để thay đổi. Về lý thuyết, điều này giúp tránh sự xuất hiện của các nhóm riêng biệt trong học sinh và những học sinh được giáo viên thiên vị.

Phòng thư giãn cho giáo viên

Phòng thư giãn dành cho giáo viên có máy tính, thiết bị cần thiết, bàn, ghế băng và cả máy pha cà phê. Giáo viên đến đây trước và sau giờ học để giao tiếp trong một bầu không khí thoải mái, nghỉ ngơi và làm việc trong điều kiện thuận lợi. Việc thư giãn như vậy là sự đảm bảo cho giáo viên có được tâm trạng và hiệu suất làm việc tốt.

Giờ giải lao ở sân trường
Giờ giải lao ở sân trường 

Giải trí ở trường

La vie scolaire được dịch là “đời sống học đường”. Đó là các ban đời sống trong trường học Pháp, gồm có 3 cô gái và 3 chàng trai tuổi từ 21 đến 35. Nhiệm vụ của họ là cùng với giáo viên loại bỏ hoàn toàn mọi vấn đề chưa tốt về mặt tổ chức. Ban “đời sống học đường” ở gần trường, trực nhật ở nhà bếp, theo dõi số lần tham gia sinh hoạt tập thể, chơi với các em trong sân trường, giải quyết xung đột giữa các học sinh và nhiều điều khác. Học sinh Pháp hiếm khi phải đối mặt với việc bị quấy rối, trong đó phải kể đến sự đóng góp của các ban “đời sống học đường”.

Ngày học dài hơn, giờ nghỉ lâu hơn, giải trí tích cực hơn

Ngày học tại các trường học của Pháp bắt đầu lúc 8 giờ 30 phút và kết thúc trung bình lúc 16 giờ. Điều này là không quá lâu nếu tính đến giờ nghỉ cho bữa trưa kéo dài đến 2 giờ. Ngoài ra, có thêm 2 lần nghỉ khoảng 15 - 20 phút và một vài lần nghỉ ngắn.

Vào giờ nghỉ lâu học sinh không được ở trong lớp. Các em ra sân trường, chơi bóng bàn hoặc giao tiếp với nhau, hoặc với ban “đời sống học đường” chỉ để được hít thở không khí trong lành. Ngoài ra, trong các trường học ở Pháp cấm dùng điện thoại di động, nếu không tuân thủ có thể bị tịch thu trong 24 giờ.

Học sinh không dùng đồng phục

Học sinh Pháp không phải mặc đồng phục
 Học sinh Pháp không phải mặc đồng phục

Đồng phục trường học và dép lê không được chấp nhận trong các trường học Pháp. Không có phòng thay đồ, học sinh mang theo áo khoác ngoài. Lại có những tủ nhỏ có khóa có thể đựng sách giáo khoa và dụng cụ giáo dục thể chất. Khắp nơi trong trường học đều sạch sẽ, các nữ tạp vụ quét dọn hành lang trong giờ học và thực tế là không gặp mặt các em.

Rào cản ngôn ngữ không phải là vấn đề

Trong các trường học Pháp có thể quan sát thấy cảnh tượng kỳ lạ, đó là khi học sinh ngoại quốc và giáo viên không hiểu nhau. Tuy nhiên, không ai làm ồn, không lo lắng, không gọi phụ huynh đến. Và không có những gợi ý đề nghị về việc đóng lệ phí cho các buổi học thêm. Giáo viên sử dụng những cuốn hội thoại song ngữ, dùng cử chỉ và thậm chí là những bức tranh nhỏ. Trông họ thật ngộ và mọi người cười rất nhiều. Những học sinh ngoại quốc học tiếng Pháp với các giáo viên từ Hiệp hội hỗ trợ học tập ngay tại trường theo giờ giấc được đề ra cho mỗi cá nhân. Chi phí hỗ trợ tiếng Pháp là 5 euro mỗi năm.

HS được khuyến khích tinh thần yêu thể thao

Trong các trường học ở Pháp không có giờ giáo dục thể chất quy định. Điều chủ yếu là cách thức giải trí bằng thể thao trong các giờ nghỉ lâu. Trong những giờ nghỉ giải lao, các em nhất thiết phải ra ngoài phố để vận động. Một số mang theo đến trường những chiếc vợt và bóng để chơi bóng bàn, số khác lấy những dụng cụ thể thao ở ban “đời sống học đường”. Trong các bài giảng thể chất, học sinh được dạy chơi bóng bàn, bóng rổ, bóng đá. Trong năm học có tổ chức những cuộc thi các trò chơi thể thao khác nhau giữa các trường và có sự tham gia của tất cả các lớp.

Hệ thống thang điểm 20 duy trì sự đam mê sáng tạo

Ở Pháp áp dụng hệ thống thang điểm 20. Điểm 10 là “tốt”, điểm 17 là “xuất sắc”. Để nhận được trên 17 điểm thì cần phải có sự nỗ lực, thể hiện được ý tưởng cơ bản, tìm được một giải pháp độc đáo.

Hệ thống thang điểm 5 sẽ khó đánh giá được sự nỗ lực của học sinh. Điểm 5 dành cho người đã cố gắng hết sức và chỉ làm theo yêu cầu của giáo viên. Điều này cản trở sự sáng tạo và có vẻ không công bằng. Ngoài ra, hệ thống thang điểm 20 còn giúp giáo viên tránh được việc muốn nâng điểm cho những “học trò cưng”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".