Những điều cần biết khi nộp hồ sơ du học Mỹ

Các học sinh, sinh viên cần tìm hiểu rõ những yêu cầu tuyển sinh, visa cũng như vẫn đề liên quan tới tài chính.  

SAT là một phần trong hồ sơ nộp du học Mỹ.
SAT là một phần trong hồ sơ nộp du học Mỹ.

Sau nhiều năm tư vấn du học các trường đại học hàng đầu tại Mỹ, American Study có khá nhiều kinh nghiệm trong việc nộp hồ sơ dành cho học sinh.

Dưới đây là một vài chia sẻ về tuyển sinh, hỗ trợ tài chính và visa dành cho các bạn trẻ.

Các vấn đề tuyển sinh

Hầu hết trường đại học ở Mỹ đều yêu cầu học sinh quốc tế phải có các chứng chỉ tiếng Anh chuẩn hóa quốc tế về khả năng sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.

Đó là TOEFL (Test of English as a Foreign Language) hoặc IELTS (International English Language Testing System) và bài SAT (Scholastic Aptitude Test) cho đối tượng sinh viên đại học hoặc GRE (Graduate Record Examination) cho sinh viên sau đại học.

Học sinh quốc tế cần có chứng chỉ tiếng Anh, chứng minh khả năng sử dụng như một ngôn ngữ thứ hai.

Học sinh quốc tế cần có chứng chỉ tiếng Anh, chứng minh khả năng sử dụng như một ngôn ngữ thứ hai.

Bạn nên đặt mục tiêu hoàn thành các bài kiểm tra này trước ít nhất một năm khi muốn bắt đầu học đại học, thường là vào tháng 8 hàng năm.

Thông thường, thời hạn nộp hồ sơ sớm của các trường hàng đầu thường là 10 tháng trước khi khóa học bắt đầu: giữa tháng 10 hoặc đầu tháng 11.

Nếu bạn được nhận vào trường trong kỳ nộp hồ sơ sớm, bạn buộc phải theo học trường này. Vì vậy, bạn chỉ nên chuẩn bị cho kỳ nộp hồ sơ sớm cho một ngôi trường thật sự mong muốn được theo học.

Đối với các trường đại học khác, thời hạn nộp đơn thường là vào tháng 1, tức 7 tháng trước khi bạn bắt đầu nhập học đại học, tuy nhiên thời hạn nộp đơn trễ nhất là vào tháng ba.

Khi đăng ký, chi phí trung bình của một bộ hồ sơ nhập học là 41 USD bao gồm mẫu đơn đăng ký, bài tiểu luận cá nhân, tài liệu tham khảo, bảng điểm thành tích học tập, kết quả SAT và bản báo cáo tình hình tài chính.

The Common Application (một quy trình nộp hồ sơ tập trung cho hơn 800 trường đại học Mỹ vào cùng một thời điểm) bắt đầu nhận đơn từ ngày 1/8.

Đó là một cách hay để thu hẹp các lựa chọn trường đại học của bạn vào thời điểm bắt đầu nộp hồ sơ tập trung. Do đó, toàn bộ quá trình từ lúc chuẩn bị thi đến khi nộp hồ sơ sẽ mất khoảng 18 tháng.

Kết quả của SAT là một phần trong hồ sơ nộp du học Mỹ.

Kết quả của SAT là một phần trong hồ sơ nộp du học Mỹ.

Chi phí

Các trường đại học Mỹ cung cấp hai loại tài trợ: hỗ trợ tài chính (dành cho các học sinh đủ điều kiện) và học bổng (dành cho những người có thành tích xuất sắc trong học tập). Phần lớn các tài trợ này được dành cho sinh viên trong nước, còn với các ứng viên quốc tế thì sự cạnh tranh khá cao.

Tuy nhiên, thông thường hỗ trợ tài chính phổ biến hơn với các du học sinh quốc tế sau năm đầu tiên học tại trường vì các bạn sẽ cố gắng đạt được để đảm bảo chi phí học tập. Hỗ trợ tài chính hiếm khi chi trả toàn bộ học phí và có thể bắt buộc sinh viên phải làm việc cho trường đại học như một phần của thỏa thuận tài trợ.

Đối với học bổng dựa trên thành tích, điểm trung bình học tập (GPA) của bạn và kết quả các bài kiểm tra cần phải thật sự vượt trội so với thang điểm trung bình. Hỗ trợ tài chính dựa trên nhu cầu sẽ tính đến khả năng chi trả học phí của bạn và gia đình bạn.

Ở một số trường đại học, các hỗ trợ tài chính tài trợ mọi chi phí và học phí mà gia đình bạn không thể chi trả. Trường chỉ xem xét thêm việc cấp các khoản tài trợ này sau khi bạn đã được chấp nhận vào học tại trường. Những trường đại học này bao gồm Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Harvard, Đại học Princeton, Đại học Yale, Đại học Dartmouth và Cao đẳng Amherst.

Các đơn đăng ký hỗ trợ tài chính thường yêu cầu điền Mẫu đơn xin học bổng (CSS - College Scholarship Service Form) và (hoặc) các tài liệu khác để đánh giá nhu cầu tài chính của bạn. Mỗi trường sẽ có những yêu cầu khác nhau nên cần phải kiểm tra với các trường đại học mà bạn muốn nộp đơn.

Một số học bổng chỉ được trao cho những người có hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn dựa trên quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, sự yêu thích các môn học và tài năng. Công cụ tìm kiếm hỗ trợ tài chính của USA (The Education USA financial aid search tool) có thể giúp bạn tìm kiếm các cơ hội tài trợ phù hợp.

Ở một số trường đại học, các hỗ trợ tài chính tài trợ mọi chi phí và học phí mà gia đình của sinh viên không thể chi trả.

Ở một số trường đại học, các hỗ trợ tài chính tài trợ mọi chi phí và học phí mà gia đình của sinh viên không thể chi trả.

Vấn đề về visa

Có ba loại thị thực cho sinh viên quốc tế tại Mỹ:

- VisaF1 được cấp cho các sinh viên theo học các chương trình chính quy.
- Visa J1 dành cho các cá nhân tham gia vào các chương trình trao đổi, giao lưu hoặc đào tạo về các chuyên ngành không có ở nước sở tại.
- Visa M1 dành cho các sinh viên du học nghề.

Nếu bạn nộp đơn cho một bằng cấp học thuật hoặc một khóa về ngôn ngữ tiếng Anh, bạn có thể được cấp visa loại F1, loại phổ biến nhất cho sinh viên quốc tế. Với các trường hợp ngoại lệ, bạn sẽ có nghĩa vụ trở về nước trong vòng 60 ngày sau khi hoàn thành văn bằng của bạn. Bạn sẽ phải trả lệ phí xin visa và phải được chấp nhận bởi một trường đại học ở Mỹ khi bạn nộp đơn.

Visa chỉ có giá trị để học tại một trường đại học cụ thể. Vì vậy, để chuyển sang một trường đại học khác, bạn sẽ phải điền nhiều đơn yêu cầu và thực hiện nhiều bước. Bạn sẽ có một cuộc phỏng vấn xin visa và được yêu cầu chứng minh rằng bạn có đủ tiền cho chi phí sinh hoạt của bản thân và bạn có mối quan hệ chặt chẽ với quê hương mình thông qua kết nối gia đình, tài sản, tài khoản ngân hàng hoặc một số phương tiện khác tương tự. Loại visa này cho phép bạn làm việc ở Mỹ trong quá trình học tập.

Nếu bạn muốn ở lại Mỹ khoảng 12 tháng sau khi hoàn thành việc học, thì chương trình Đào tạo thực hành tùy chọn (OPT - Optional Practical Training) cho phép sinh viên quốc tế có visa F1 ở lại nếu họ có việc làm trong lĩnh vực đã học tập tại Mỹ. Sinh viên tốt nghiệp khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc toán học có thể gia hạn OPT thêm 17 tháng nữa và chỉ được ở lại hai năm để làm việc trong các lĩnh vực này. Bạn phải nộp đơn cho OPT trước khi hoàn thành việc học của bạn.

Visa loại J1 áp dụng cho các chuyên gia trong các chương trình và dự án chuyên biệt cung cấp các khóa đào tạo mà bạn không thể có được ở nước bạn, ví dụ, các khóa học việc kinh doanh, chương trình thực tập và chương trình bác sĩ. Chỉ một vài chương trình trong này liên quan đến việc học tại đại học, nhưng đa số các khóa học chỉ dành cho việc đào tạo thực tế. Hầu như bạn sẽ không nộp đơn xin thị thực này để đi du học tại Mỹ trừ khi có một thỏa thuận với chủ lao động, hoặc giữa chính phủ của bạn và một dự án ở Mỹ.

Visa loại M1 dành cho các sinh viên du học nghề và sinh viên không thể làm việc trong thời gian thị thực, mặc dù họ có thể tham gia các đào tạo thực tế hoặc làm các công việc bán thời gian phù hợp với nghiên cứu của họ. Loại visa này chỉ dành cho sinh viên tại một trường kỹ thuật hoặc thương mại được công nhận, vì vậy bạn phải biết rằng mình đủ điều kiện để nộp đơn vào các tổ chức này hay không.

Theo Vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.