Lúc đó gan sẽ lưu trữ độc tố trong các tế bào mỡ ở vùng bụng. Mỡ dư thừa ở gan có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Bệnh gan nhiễm mỡ xảy ra khi mỡ ở gan chiếm hơn 5% đến 10% tổng trọng lượng của gan.
Khi gan không hoạt động tốt trong việc loại bỏ độc tố cơ thể, việc giảm lượng calo ăn vào và tập thể dục sẽ không có tác dụng. Gan chịu trách nhiệm chuyển hóa chất béo và khi nó không hoạt động đúng cách, chất béo sẽ đi từ ruột, qua mật và trở lại gan.
Dưới đây là những dấu hiệu hàng đầu cảnh báo gan của bạn đang chứa nhiều chất độc:
Tăng cân không có lý do: Vì gan là cơ quan chịu trách nhiệm chuyển hóa mỡ, nên nếu nó hoạt động không hiệu quả, có thể dẫn đến mỡ bị lưu trữ lại, gây tăng cân.
Dị ứng: Một lá gan khỏe mạnh có thể tạo ra kháng thể và chống lại các chất gây dị ứng, khi chức năng gan giảm xuống, cơ thể sẽ phải lưu trữ các chất gây dị ứng này. Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra histamine giúp loại bỏ các chất gây dị ứng. Khi histamine quá nhiều có thể dẫn đến các triệu chứng như ngứa, nhức đầu, đờ đẫn..
Mệt mỏi kéo dài: Chất độc sẽ ngăn chặn sự trao đổi chất của các mô cơ, gây đau và mệt mỏi về thể chất. Mệt mỏi kéo dài có thể dẫn đến tâm trạng buồn bã, trầm cảm, cáu giận. Đây là một dấu hiệu hàng đầu báo hiệu gan có vấn đề và cơ thể có nhiều độc tố.
Chảy mồ hôi nhiều: Khi gan làm việc quá sức, chức năng của nó sẽ giảm xuống và gan sẽ bị nóng. Vì gan là cơ quan lớn nên nó sẽ truyền nhiệt tới các phần khác của cơ thể và tự làm mát thông qua tiết nhiều mồ hôi.
Nhiều mụn nhọt: Chất độc trong gan có thể gây mất cân bằng hormone và gây ra mụn. Vấn đề ở da này là do gan bị tắc nghẽn. Bạn chỉ có thể giải quyết được vấn đề khi chức năng gan được cải thiện.
Hơi thở hôi: Nếu bạn có hơi thở hôi mặc dù bạn giữ vệ sinh răng miệng tốt thì vấn đề cũng nằm ở gan.
Cách điều trị bệnh gan: Bệnh gan nhiễm mỡ có thể được điều trị với sự hỗ trợ của chế độ ăn hợp lý. Những thực phẩm như rễ bồ công anh, chuối, khoai lang, gừng… có thể giúp giảm hoặc ngăn chặn ảnh hưởng của gan nhiễm mỡ.