Những công trình ngầm độc đáo

GD&TĐ - Từ các bể chứa nước ngầm, hệ thống hang động bí ẩn đến những ngôi đền dưới lòng đất, tổ tiên của loài người đã xây dựng nên những công trình vĩ đại.

Những cột đá cẩm thạch trong bể chứa nước Basilica Cistern, Thổ Nhĩ Kỳ.
Những cột đá cẩm thạch trong bể chứa nước Basilica Cistern, Thổ Nhĩ Kỳ.

Từ các bể chứa nước ngầm, hệ thống hang động bí ẩn cho đến những ngôi đền dưới lòng đất, tổ tiên của loài người đã xây dựng nên những công trình vĩ đại. Đến nay, nhiều công trình vẫn ẩn chứa những bí ẩn chưa có lời giải.

Bể chứa nước Basilica Cistern

Nằm dưới lòng thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), là hàng trăm bể chứa từng lưu trữ và cung cấp nước cho người dân cổ đại. Bể chứa nước lớn nhất trong số này là Basilica Cistern, trông giống như một ngôi đền dưới lòng đất.

Bể chứa được hoàng đế Justinian I xây dựng vào năm 532 sau Công nguyên với chiều dài 139m, chiều rộng 64,6m và diện tích gần một nghìn m2. Bể có khả năng chứa tới 80 nghìn m3 nước.

Trong quá trình xây dựng Basilica Cistern, người cổ đại sử dụng gần 340 cột đá cẩm thạch để chống đỡ căn hầm. Người ta truyền tai nhau rằng những cột đá này được tái chế từ những công trình cũ, là chiến công của trong những cuộc chinh phạt thời xa xưa.

Hang vỏ sò ở Margate

Hang vỏ sò nằm tại thị trấn Margate, miền Đông Nam nước Anh. Đây là một thị trấn ven biển với khoảng 57 nghìn cư dân và lịch sử hàng hải đầy tự hào.

Năm 1835, ông James Newlove, hiệu trưởng một trường học địa phương muốn đào một cái ao trong vườn nhà mình. Trong khi đào, ông tình cờ phát hiện một đường hầm trang trí bằng vỏ sò.

Các cuộc khai quật ước tính công trình này được nạm bởi hơn 4,6 triệu vỏ sò, trải rộng trên diện tích 600 m2. Kể từ khi hang vỏ sò được phát hiện đến nay, nguồn gốc và niên đại của nó vẫn là bí ẩn với con người.

Thành phố ngầm Derinkuyu

Nằm dưới những con đường lát sỏi ở thành phố Derinkuyu, vùng Cappadocia (Thổ Nhĩ Kỳ), là mạng lưới đường hầm và phòng ở cổ đại. Ước tính, đây có thể là nơi trú ẩn cho 20 nghìn người. Nằm dưới độ sâu hơn 85 m với 18 tầng, đây là thành phố ngầm lớn nhất thế giới từng được phát hiện.

Năm 1963, một người đàn ông địa phương liên tục bị mất gà. Sau khi quan sát, ông ta phát hiện đàn gà rơi xuống một khe nứt trên mặt đất trong quá trình ông ta sửa nhà. Từ đó, ông ta đã tìm thấy lối đi xuống dưới Derinkuyu. Hàng trăm ngôi nhà tại thành phố cũng có thể có lối đi bí mất dẫn xuống đô thị dưới lòng đất.

Người ta đặt tên vùng cho nền văn minh của thành phố ngầm Derinkuyu là Cappadocia, một trong những nền văn minh lớn và nổi bật nhất tại các hang động trên thế giới. Nơi đây có phòng ở, chuồng nuôi gia súc, giếng nước, bể chứa nước, phòng bếp, phòng sinh hoạt chung, phòng tắm, lăng mộ và trục thông gió.

Thành phố ngầm Derinkuyu, Thổ Nhĩ Kỳ, có sức chứa lên tới 20 nghìn người.

Thành phố ngầm Derinkuyu, Thổ Nhĩ Kỳ, có sức chứa lên tới 20 nghìn người.

Kênh dẫn nước Gadara

Qanat Firaun, còn gọi là kênh dẫn nước Gadara, được xây dựng để cung cấp nước cho 10 thành phố nằm liền nhau thời La Mã – Hy Lạp, nay là Syria và Jordan. Dù tên tiếng Ả Rập “Qanat Firaun” có nghĩ là “Kênh đào của các Pharaoh” nhưng con kênh này thể hiện kỹ năng tài tình của Đế quốc La Mã và có thể chịu ảnh hưởng từ kiến trúc Ba Tư.

Kênh dài 170 km không chỉ là hệ thống dẫn nước ngầm dài nhất thế giới cổ đại mà còn là hệ thống phức tạp nhất về thuỷ điện. Độ dốc của kênh rất nhỏ, là 0,3 phần nghìn, nghĩa là chỉ giảm 30 cm mỗi km. Kênh dẫn nước ngọt từ những nguồn cách xa 100 km. Để hoàn thành con kênh, các công nhân đã đào hơn 600 nghìn m3 đá vôi, tương đương hơn 1/4 tổng khối lượng của Đại kim tự tháp Gaza.

Ngôi đền cổ Chavín de Huántar

Chavín de Huántar là ngôi đền cổ xưa nằm cách thủ đô Lima (Peru), khoảng 250km về phía Bắc. Ngôi đền nằm ở vùng núi Andes cao hơn 3.200 m so với mực nước biển. Từ khoảng năm 1.500 trước Công nguyên, đây là trung tâm hành hương của tín đồ tôn giáo xung quanh dãy Andes. Điểm đặc biệt của ngôi đền là những căn phòng dưới lòng đất chứa những bức chạm khắc, điêu khắc cả loài mèo hoặc tượng đầu thú. Đây được cho là những người bảo vệ ngôi đền.

Mê cung đường hầm của Rome

Bên dưới những con đường ở Rome (Italy), là mạng lưới đường hầm và mỏ đá tồn tại từ thời kỳ đầu của thành phố. Trước đây, người La Mã sử dụng đường hầm để khai thác đá phục vụ việc xây dựng thành phố. Sau khi công trình hoàn tất, người ta biến mạng lưới này thành hầm mộ, hệ thống thoát nước hoặc trồng nấm.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, chúng được sử dụng làm hầm tránh bom. Ông Adriano Morabito, Chủ tịch Hiệp hội Roma Sotterranea, cho biết: “Hàng trăm km đường hầm chạy bên dưới thành phố và vùng ngoại ô. Một số đường hầm đã mở cửa cho khách tham quan nhưng số khác chưa được khám phá. Có lẽ một số đường hầm đã bị thất lạc”.

Mê cung đường hầm tại Rome, Italy.

Mê cung đường hầm tại Rome, Italy.

Hang Long Du

Nằm ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), hang Long Du gồm 36 hang động nhân tạo khổng lồ, có niên đại ít nhất 2 nghìn năm. Các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới trong các lĩnh vực khảo cổ, kiến trúc, kỹ thuật và địa chất đều không biết quần thể này được xây dựng như thế nào, bởi ai và nhằm mục đích gì.

Hang động được một người dân địa phương khám phá ra vào năm 1992. Sở dĩ mọi người biết rằng đây không phải hang động tự nhiên vì các vách bên trong hang có nhiều vết đục và những tác phẩm chạm khắc nghệ thuật. Mỗi hang có diện tích hàng nghìn m2 và trần cao tới 30m.

Hầm mộ cổ ở Malta

Được mệnh danh là “Vương quốc của người chết”, hầm mộ cổ tại quần đảo Malta, nằm giữa Địa Trung Hải, là hệ thống đường hầm nhân tạo chủ yếu để chôn cất người chết. Hệ thống gồm một mạng lưới các khu bảo tồn, đền thờ, nhà ở được xây dựng dưới lòng đất.

Theo Ancient Origins

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.