Những cơn ác mộng Olympic

GD&TĐ - Các kỳ thi Olympic không dành cho những người yếu tim bởi tai nạn và chấn thương thường xuyên xảy ra trong suốt các kỳ thi. 

Những cơn ác mộng Olympic

Cuộc tập dượt chết người

Mặc dù hiếm khi có vận động viên thiệt mạng, nhưng thực tế, những người thiệt mạng trong quá trình huấn luyện là đáng kể, mà họ lại thường bị lãng quên, không bao giờ có vinh dự bước lên đài vinh quang của thể thao thế giới. Một trong những trường hợp đó là vận động viên 22 tuổi Nigeria Hyginus Anugo. Anh đã bị thiệt mạng do một chiếc ô tô trong lúc đang được tập huấn ở Tây Nam Sydney năm 2000.

Trong Thế vận hội mùa Đông năm 1964 ở Innsbruck, Áo, vận động viên người Anh Kazimierz Kay Skrzypecki đã thiệt mạng trong một vụ đắm tàu trong quá trình luyện tập; vận động viên trượt tuyết người Australia Ross Milne cũng thiệt mạng sau khi bị va chạm với cây cối sau khi bay khỏi đường dốc. Thế vận hội mùa Đông Vancouver 2010 có vụ thiệt mạng do đâm vào cột thép, Thế vận hội mùa Hè 1912 ở Stockholm có vụ thiệt mạng do say nắng…, nhưng có lẽ vụ việc thảm khốc nhất diễn ra trong Thế vận hội mùa Đông ở Albertville, Pháp. Vận động viên trượt băng tốc độ Nicholas Bochaty đã vượt qua một ngọn đồi tuyết nhỏ trong khi khởi động và đâm vào một xe dọn tuyết đang đi tới. Bochaty đã qua đời chỉ vài phút sau khi cuộc đua bắt đầu.

Rắc rối chính trị trong thể thao

Căng thẳng ngày càng tăng giữa Hàn Quốc và người hàng xóm của mình ở phía Bắc không còn là điều gì mới mẻ, nhất là trong các kỳ thi Olympic. Từ khoảnh khắc đầu tiên mà Seoul chiến thắng trong việc tranh giành ngôi chủ nhà Olympic mùa Hè 1988, Triều Tiên đã quyết định phá hoại sự kiện này bằng mọi giá. Quyết tâm của chính quyền Triều Tiên đã biến thành hành động vào ngày 29/11/1987, khi chuyến bay 858 của Hãng Hàng không Hàn Quốc từ Baghdad tới Seoul biến mất trên biển Andaman, với 115 hành khách trên máy bay. Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo Hwan ngay lập tức chỉ trích Triều Tiên và hai tháng sau đó chính thức buộc tội nước này. Tất nhiên, phía Triều Tiên phủ nhận cáo buộc này và tiếp tục tẩy chay Olympic.

Cuối cùng, cộng đồng quốc tế mới thực sự biết được những gì đã xảy ra trên chuyến bay định mệnh đó khi Kim Hyon Hui thừa nhận sự tham gia của mình. Nữ tình báo viên Triều Tiên này đã miêu tả thật chi tiết việc mình và người đồng lõa Kim Sung Il đã kích hoạt thiết bị vụ nổ được hẹn giờ, ẩn dưới vỏ ngoài là chiếc radio, trên chiếc máy bay như thế nào. Nỗi vui mừng khi hai nhân vật này hoàn thành “sứ mệnh” trong việc “tạo ra sự hỗn loạn ở Hàn Quốc” đã chấm dứt đột ngột sau khi hai điệp viên này bị bắt. Cả hai người đều mang trong mình chất độc xyanua. Sung Il đã dùng chất độc này tự vẫn, còn Hyon Hui sống sót. Người phụ nữ này bị kết án tử hình, sau được ân xá và được trả lại tự do.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ