Những câu chuyện khoa học khó tin trong năm 2020

GD&TĐ - Năm 2020 qua đi với những câu chuyện mang đến một sự vui vẻ. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng dù cuộc sống còn rất nhiều thử thách mà mỗi người cần tập trung để nỗ lực vượt qua.

Pigeonbot có đôi cánh gắn lông chim thật.
Pigeonbot có đôi cánh gắn lông chim thật.

Nhưng không vì thế mà chúng ta quên rằng mình đang sống trong một thế giới kỳ diệu và không thiếu những điều hấp dẫn. Dưới đây là những câu chuyện khoa học thú vị xảy ra trong năm 2020.

Hoa nở ở Nam cực

Nam cực từng là ngôi nhà của một khu rừng nhiệt đới đa dạng. Việc khai quật dấu vết của thảm thực vật trong lớp trầm tích 90 triệu năm tuổi ngoài khơi bờ biển tây Nam cực cho thấy hành tinh này khác biệt như thế nào so với thời đại của khủng long với cây lá kim, dương xỉ và những khóm hoa.

Nhiệt độ trung bình hàng năm trong khu rừng khi đó là khoảng 13 độ C, trong khi đó nhiệt độ vào mùa hè lên tới 20 hoặc 25 độ C. Tuy nhiên, hiện nay ở đây chỉ là những tảng băng   lạnh giá. 

Cuộc sống luôn tìm ra cách

Các nhà nghiên cứu vẫn đang xác định các loài mới và lập danh mục về sự đa dạng đáng kinh ngạc của sự sống trên Trái đất. Năm 2020 chứng kiến một phát hiện rằng “sâu Elvis” lấp lánh dưới biển sâu thực sự là 4 loài khác nhau. Chưa hết, các nhà khoa học khác lại tìm thấy 10 loài chim mới và phân loài trên các hòn đảo xa xôi của Indonesia.

Ngoài ra, số lượng hoàn chỉnh đầu tiên về các loài thực vật ở New Guinea đã tiết lộ hơn 13.600 loài thực vật có mạch - nhiều nhất so với bất kỳ hòn đảo nào trên Trái đất. Thực vật có mạch còn gọi là thực vật bậc cao, là các nhóm thực vật có các mô hóa gỗ để truyền dẫn nước và các sản phẩm quang hợp trong cơ thể.

Cơn mưa thằn lằn ẩn chứa điều gì? 

Trong thời tiết lạnh giá ở miền nam bang Florida, Mỹ, những con thằn lằn bỗng nhiên rơi từ trên cây xuống. Chúng không bị đau mà chỉ vì lạnh quá chúng không thể cử động được nên không bám được vào cây.

Thật kỳ lạ, đây có thể là tin vui đối với 6 loài thằn lằn mà các nhà khoa học đã xem xét. Khả năng chịu được nhiệt độ xuống khoảng 5,5 độ C của chúng có thể gợi ý một số khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu tạo ra. 

Hiệu ứng Mpemba kỳ lạ

Nước nóng đôi khi có thể đóng băng nhanh hơn nước lạnh - một hiện tượng lạ được gọi là hiệu ứng Mpemba. Các nhà khoa học không thể giải thích được nó và thậm chí không chắc chắn nó có thật.

Giờ đây, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã chứng minh hiệu ứng kỳ lạ này trong phòng thí nghiệm bằng cách làm lạnh các hạt thủy tinh như một đại diện cho quá trình đóng băng phức tạp hơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết, trong một số điều kiện, vật liệu có thể có một “lối tắt” làm mát, cho phép các vật thể ấm hơn nguội nhanh hơn so với các vật thể lạnh hơn.

Tìm ra rìa của Dải Ngân hà

Các nhà thiên văn học đã tìm thấy các rìa của dải Ngân hà, lần đầu tiên nó thể hiện độ rộng khổng lồ của mình và có khả năng giúp đo sức nặng của nó.

Ngân hà trải dài gần 2 triệu năm ánh sáng, rộng hơn 15 lần so với đĩa xoắn ốc của nó vốn gồm các ngôi sao và hành tinh. Ngoài đĩa đó là một dải khí rộng được bao quanh bởi một vầng hào quang vật chất tối không nhìn thấy được.

Cách đặc biệt giúp rắn bay

Những con rắn trên cây có thể tự quăng thân thể của chúng từ 10 mét trở lên trong không khí và các kỹ sư đã tìm ra nguyên nhân khiến chúng có thể văng xa được. Khi những con rắn này ở trong không khí, chúng sẽ uốn éo cả 2 bên và theo chiều lên xuống, giúp chúng có sự ổn định cần thiết khi liệng đi.

Trước đây, các nhà vật lý chỉ phát hiện ra rằng rắn cây làm cho cơ thể của chúng dẹt xuống khi bay đi, tạo ra lực nâng.

Tồn tại nhờ ý chí

Các nhà thiên văn học đã đặt ra được giới hạn về ranh giới của Dải Ngân hà.
Các nhà thiên văn học đã đặt ra được giới hạn về ranh giới của Dải Ngân hà.

Bọ cánh cứng Regimbartia attenuata là con mồi đầu tiên được biết đến để sống sót sau chuyến đi qua toàn bộ hệ tiêu hóa của ếch, không chỉ bằng cách bị động (giống như trứng cá được phát hiện sống sót qua hệ tiêu hóa của vịt) mà bằng cách chủ động trốn thoát qua “cửa sau”. Con bọ này đã đi qua cổ họng ếch, bơi qua dạ dày, trượt dọc theo ruột và trèo ra khỏi mông ếch.

Robot chim đầu tiên có thể bẻ cong cánh như chim thật

Một con chim robot có tên “Pigeonbot” được làm từ những lông chim bồ câu thật có thể thay đổi hình dạng của đôi cánh bằng cách xòe lông ra hoặc thu lại tạo ra những chuyến bay giống chim hơn.

Bằng cách sử dụng robot, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một con chim có thể chuyển hướng chỉ bằng cách cách uốn cong một “ngón tay” trên cánh của mình.

Vi khuẩn vẫn sống sót sau hơn 100 triệu năm

Những vi khuẩn bị chôn vùi trong trầm tích dưới đáy biển hơn 100 triệu năm đã hồi sinh và nhân bản. Các nhà nghiên cứu nói trên tạp chí Nature Communications rằng, khi được cho thức ăn, ngay cả những vi khuẩn cổ xưa nhất cũng tự hồi sinh. Họ đã xem xét xem các vi sinh vật bị đói có thể tồn tại trong bao lâu dưới đáy biển.

Những vi khuẩn này được cho là vẫn có thể hoạt động trao đổi chất nên các nhà khoa học vẫn đang xác định những giới hạn khắc nghiệt nhất đối với sự sống trên Trái đất.

Theo Science News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Lạc quan xây hạnh phúc

GD&TĐ - Chị đang lúi húi dưới bếp chuẩn bị bữa cơm chiều, nghe tiếng gọi hoảng hốt của mấy đứa nhỏ đang chơi ngoài ngõ vội chạy ra.