Ankara sắp quay lại chương trình F-35 khi khúc mắc với S-400 đã được giải quyết

GD&TĐ - Viễn cảnh trên đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ quốc phòng giữa hai đồng minh trong NATO.

Ankara sắp quay lại chương trình F-35 khi khúc mắc với S-400 đã được giải quyết

Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ Tom Barrack nói với Bloomberg rằng tranh chấp kéo dài giữa Washington và Ankara về chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 có thể được giải quyết vào cuối năm nay.

Ông Barrack cho biết cả hai bên đều đang tìm kiếm một "khởi đầu mới" trong quan hệ song phương và Quốc hội Hoa Kỳ đã sẵn sàng nối lại cuộc thảo luận về việc Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại chương trình hoặc bồi thường cho việc bị loại trừ.

Động thái này có thể là một bước đột phá lớn trong quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã căng thẳng kể từ năm 2019 do Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Xung đột bắt đầu khi Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 do Ankara mua S-400 trị giá 2,5 tỷ đô la, Washington cho rằng hệ thống này không tương thích với công nghệ của NATO.

Theo BBC, Washington đã đình chỉ việc giao F-35 vào tháng 4 năm 2019 và tới năm 2021, Lầu Năm Góc chính thức xác nhận việc loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình.

Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia đã đầu tư khoảng 1,3 - 1,4 tỷ đô la vào dự án này, khăng khăng đòi khôi phục sự tham gia của mình hoặc đòi lại tiền. Ankara cũng yêu cầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt được áp dụng theo Đạo luật CAATSA và mở rộng hợp tác quốc phòng.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bày tỏ sự lạc quan về lập trường của người đồng cấp Donald Trump - nhân vật mà theo ông, thể hiện "ý định tốt" trong việc giải quyết tranh chấp. Ông Erdogan nói điều này hôm 25 tháng 6 năm 2025, khi trở về từ The Hague, nơi tham gia các cuộc đàm phán quốc tế.

Theo EADaily, Ankara đang tích cực tham gia đối thoại với Washington, đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau, bao gồm cả việc ngừng hoạt động S-400 hoặc chuyển giao chúng cho Hoa Kỳ kiểm soát, như đã thảo luận vào năm 2023.

Vào tháng 8 năm 2024, ấn phẩm Cumhuriyet của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin nước này đã sẵn sàng cất S-400 trong kho để đổi lấy việc quay trở lại chương trình F-35, điều này có thể đáp ứng yêu cầu của Lầu Năm Góc.

Theo ông Barrak, tiến trình đàm phán có thể đạt được nhờ sự thay đổi lập trường của Hoa Kỳ, hiện không phản đối việc sử dụng S-400, với điều kiện là chúng được tích hợp vào hệ thống phòng không Steel Dome của Ankara mà không triển khai độc lập.

Vào tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler xác nhận rằng Ankara đã xác định các khu vực có thể triển khai S-400, nhưng đã sẵn sàng thảo luận về tình trạng của chúng với Hoa Kỳ.

Đây là một bước đi quan trọng hướng tới sự thỏa hiệp, bởi vì trước đó Washington đã kiên quyết từ chối hoàn toàn việc sử dụng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa của Nga.

9670cf52ec18a3d3263f77aeb5610.jpg
Thổ Nhĩ Kỳ được quay lại dự án F-35 khi những tranh chấp được giải quyết?

F-35 do Lockheed Martin phát triển, là một trong những chương trình tốn kém nhất trong lịch sử hàng không quân sự. Lightning II là dòng máy bay chiến đấu đa năng tàng hình với ba biến thể: F-35A (cất - hạ cánh thông thường), F-35B (cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) và F-35C (biến thể trên tàu sân bay).

Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu có kế hoạch mua 100 chiếc F-35A và cũng tham gia vào quá trình sản xuất các bộ phận bao gồm thân và hệ thống điều khiển. Việc Ankara bị loại khỏi chương trình đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, buộc họ phải đẩy nhanh quá trình phát triển chiến đấu cơ của riêng mình - chiếc Hürjet, mà chính phủ tuyên bố là vượt trội F-35 ở một số khía cạnh.

Tuy nhiên như Bloomberg chỉ ra, việc Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại chương trình F-35 có tầm quan trọng chiến lược đối với NATO, xét đến vị thế địa chính trị của Ankara và vai trò của nước này trong liên minh.

Vào năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng ảnh hưởng của mình để yêu cầu nới lỏng lệnh trừng phạt để đổi lấy sự ủng hộ cho việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, chứng tỏ khả năng đàm phán cứng rắn của mình.

Các nhà phân tích tại Hội đồng Đại Tây Dương lưu ý rằng việc giải quyết tranh chấp sẽ củng cố vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh từ Nga và Trung Quốc, những nước cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ các hệ thống vũ khí thay thế như Su-57 hay HQ-9B.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.