Thứ nhất: Ho do cảm lạnh
Biểu hiện chủ yếu là tiếng ho nặng, ngứa họng, khạc ra đờm, kèm theo các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, sốt,….
Củ cải có vị cay ngọt, có thể chữa trị và hỗ trợ chữa trị rất nhiều loại bệnh. Khi bị ho nếu ăn củ cải bạn vừa có thể giúp tiêu đờm, làm ướt họng trị ho, hơn nữa còn có tác dụng bổ thận ích khí, giảm triệu chứng ho.
Mật ong có vị ngọt, các công dụng nổi bật của mật ong ví dụ như cứu chữa các tình huống khẩn cấp, nhuận phổi trị ho, nhuận tràng, giải độc,làm đẹp,… Khi hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau có thể nói đây là một bài thuốc trị ho hiệu quả nhất.
2. Quýt nướng
Do trong quýt tươi có chứa khá nhiều nước, do đó nướng quýt cũng đồng nghĩa với việc sắc vỏ quýt, vỏ quýt là một loại thuốc có công dụng lưu thông khí huyết, giảm khô hanh, cung cấp độ ẩm, tiêu đờm, trị ho, bảo vệ lá lách và dạ dày, phần thịt của quýt có chứa một hàm lượng lớn vitamin C, có tác dụng kháng viêm, chống các phản ứng viêm của phế quản.
3. Dùng túi nước nóng để trườm sau lưng
Nếu như bạn có hiện tượng ho nhiều, khạc ra đờm có màu khá trắng, kèm theo các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa họng và sợ lạnh,… thì bạn có thể lấy một túi nước nóng sau đó dùng khăn len mỏng để bao bên ngoài lại rồi chườm ở nơi đốt sống ngực thứ 3 chồi ra ở lưng, rồi chườm sang huyệt phổi cách đó khoảng 3,5cm, việc này các tác dụng vô cùng tốt trong việc giảm ho do cảm lạnh gây ra.
4. Dùng gừng đắp nóng
Lấy 200g muối, 100g gừng tươi cắt sợ, xao cho nóng sau đó đổ vào một chiếc khăn len khô hoặc một chiếc vải xô dày, nhân lúc còn nóng gói chúng lại, sau đó dùng bọc gừng muối này để chườm nóng phần rốn, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ mà da bạn có thể chịu được, thời gian chườm khoảng 3-5 phút.
Tiếp đến, chuyển qua chườm phần da ở hai bên mạn sườn, mỗi bên chườm khoảng 5 phút, chườm cho đến khi bọc gừng muối hết nóng. Mỗi ngày thực hiện một lần, trước khi đi ngủ là tốt nhất.
Thứ hai: Nóng trong phổi dẫn đến ho
Các biểu hiện chủ yếu là ho liên tục, ho có đờm vàng, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, ngứa họng, táo bón, tiểu ra máu, nóng người và thở gấp,…
1. Cây bách hợp
Loại cây này có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt cơ thể, nhuận phổi trị ho, những người nóng phổi mỗi ngày có thể ăn nhiều hơn một chút. Có rất nhiều cách ăn, ví dụ như chế biến thành cháo bách hợp, bách hợp hấp, cần tây xào bách hợp,… đều là những lựa chọn không tồi, những người đường huyết ở mức bình thường có thể thêm một chút đường phèn để ăn kèm.
2. Nước quả la hán
Quả la hán tính mát, vị ngọt, có công dụng trị ho nhuận phế, giải khát, thích hợp cho những người bị nóng phổi hoặc khô phổi dẫn đến ho, ho liên tục không dứt, giải khát,… Ngoài ra loại quả này cũng có công dụng nhuận tràng, tốt cho việc đào thải phân.
Lấy quả la hán pha nước để uống, sau đó đến tối có thể ăn phần thịt quả, thịt quả la hán có vị ngọt kèm vị chua, sau một ngày ngâm trong nước khi ăn sẽ có hương vị rất ngon, không quá ngọt.
3. Nước lê tuyết hấp đường phèn
Quả lê có rất nhiều công dụng như thanh nhiệt, nhuận phế, giải khát,… khi kết hợp với đường phèn sẽ làm tăng khả năng nhuận phế trị ho, chữa trị được các chứng bệnh ho do khô phổi, ho khan không đờm, khô môi họng,… đặc biệt thích hợp sử dụng vào mùa thu.
Quả lê gọt vỏ, bổ dọc từ đỉnh xuống sau đó dùng thìa để xúc phần hạt bên trong đi rồi cho đường phèn vào giữa quả, để lê vào trong nồi hấp khoảng 30 phút là có thể ăn được. Bạn cần kiên trì sử dụng mấy lần mới thấy được hiệu quả rõ rệt.
Thứ ba: Ho vào lúc sáng sớm
Trứng gà mật ong
Mật ong có tác dụng trị ho,nếu như thêm một quả trứng gà công dụng của nó sẽ được nâng lên gấp nhiều lần. Các làm cụ thể đó là, lấy một quả trứng gà đập vào bát sau đó đổ nước nóng đang sôi vào để làm thành canh trứng, đợi cho trứng nguội bớt bạn cho thêm một thìa mật ong, nhỏ thêm mấy giọt dầu mè, mỗi ngày uống vào lúc sáng sớm khi bụng rỗng, sau khoảng 10-25 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Thứ tư: Ho về đêm
1. Ngậm mật ong
Nếu như bạn thường xuyên bị cảm cúm dẫn đến ho, ho không dứt đặc biệt là ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Lúc này, trước khi ngủ bạn có thể ngậm một thìa mật ong rồi từ từ nuốt xuống. Sau khi ngủ cơn ho sẽ giảm nhẹ rất nhiều.
2. Nước hạt vừng đường phèn
Ban đêm cơn ho của bạn nặng thêm, cả đêm đó bạn hầu như không thể chợp mắt. Vậy thì bạn hãy thử uống loại nước hạt vừng đường phèn có tác dụng nhuận phế, thông họng này nhé!
Cách làm rất đơn giản, lấy 15g hạt vừng, 10g đường phèn để cùng vào một chiếc bát, sau đó rót nước sôi để nguội vào rồi uống. Loại nước này có tác dụng trị ho đêm rất tốt, thường dùng cho những người ho khan không đờm.
Thứ năm: Ho do suy nhược cơ thể
Bình thường nếu cơ thể của bạn khá yếu, một khi bị ho sẽ kéo dài mãi không dứt.
Trứng gà đường
Đập trứng gà vào bát, khuấy đều, lấy 50g đường thêm vào nửa bát nước, hòa tan rồi đun sôi, nhân lúc nóng đổ trứng gà vào rồi chuẩn bị thêm một chút nước gừng tươi để đổ vào bát canh trứng, mỗi ngày uống vào sáng và tối. Loại canh này thích hợp cho những người bị ho do cảm lạnh, ho lâu ngày không dứt,…