Vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày. Ngoài ra, lạm dụng thuốc giảm đau hay ăn nhiều đồ ăn cay nóng, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ cảm thấy ăn không ngon, đau dạ dày, giảm cân, đầy hơi. Ở giai đoạn đầu, viêm loét dạ dày thường không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh tình bắt đầu phát triển, cơn đau sẽ ngày càng dữ dội hơn.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe chẳng hạn như ung thư dạ dày.
Đối với bệnh viêm loét dạ dày, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng không kém việc dùng thuốc. Ăn uống đúng cách sẽ làm giảm acid, giúp các vết loét mau lành. Ngược lại, nếu chế độ ăn uống không khoa học sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Sản phẩm từ sữa
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng có ít nhất 65% dân số không dung nạp lactose. Có nghĩa là họ giảm khả năng tiêu hóa lactose, một loại đường trong sữa. Và nếu bạn thuộc tạng người không dung nạp đường lactose thì sữa có thể gây ra các vấn đề lớn cho hệ tiêu hóa. Các triệu chứng kèm theo bao gồm đầy hơi, khó tiêu, đau bụng và tiêu chảy.
Do đó, mỗi khi uống sữa mà bạn có các triệu chứng khác thì nên tránh xa các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, khi đói thì càng không nên uống sữa, bởi nó sẽ gây hại dạ dày nhiều hơn.
Thịt đỏ
Khi ăn thịt đỏ vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình tiêu hóa chúng vì các protein động vật thường có hàm lượng axit cao.
Vì thế, khi muốn tiêu hóa các loại thịt đỏ này, cơ thể phải tăng sản xuất các axit trong dạ dày. Sự gia tăng axit này đương nhiên là không tốt với người đang có bệnh dạ dày.
Thực phẩm cay
Các gia vị cay làm tăng lượng axit trong dạ dày và làm chứng viêm dạ dày trở nên nặng hơn. Hơn nữa, các thực phẩm cay còn gây kích ứng dạ dày, làm các vết viêm trong dạ dày trở nên nghiêm trọng và gây ra các vết loét.
Do đó, nếu dạ dày đã yếu thì nên tránh ăn quá cay để bảo vệ sức khỏe dạ dày tốt hơn bạn nhé.