Những cách giúp sinh viên tiết kiệm khi du học Pháp

GD&TĐ - Du học Pháp cũng giống như bao quốc giá khác, mọi vấn đề đều xoay quanh việc đi lại, ăn uống và tất nhiên là cả học tập. Chi phí ở Pháp khá đắt đỏ, nhưng vẫn có những cách giúp bạn tiết kiệm chi tiêu đáng kể.

Những cách giúp sinh viên tiết kiệm khi du học Pháp

Ăn tại căng tin trường học

Không nên bỏ qua căng tin, nhà ăn sinh viên khi đi du học tại Pháp. Chỉ với khoảng 3,30 Euro (khoảng 90.000Đ), bạn đã có một bữa ăn đầy đủ với món khai vị, món chính và đồ tráng miệng. Đồ ăn ở căng tin trường luôn nóng sốt, cân bằng dưỡng chất và còn rất đa dạng nữa. Ngoài ra còn có nhiều quán bán đồ ăn nhanh (ngoài các chuỗi nhà hàng lớn) và tiệm bánh có ưu đãi dành riêng cho sinh viên xung quanh khu vực trường học.

Đồ uống vào giờ ưu đãi

Nếu so với Anh, Pháp thiếu những quán bar phục vụ đồ uống giá rẻ dành cho sinh viên. Ngoài rượu vang, mọi đồ uống có cồn khác tại đây đều rất đắt. 

Tuy nhiên, các quán bar ở Pháp thường xuyên áp dụng khung giờ khuyến mãi cho một số đồ uống, thường kéo dài hơn một giờ đồng hồ. Hãy tận dụng thông tin này để thưởng thức một vại bia hoặc một ly cocktail mà không cần quá đắn đo về giá tiền. Rất nhiều quán bar giảm giá cho đến 8 giờ tối hoặc thậm chí là muộn hơn.

Đi lại quanh nước Pháp

Lần đầu tiên đến Pháp, chắc hẳn bạn sẽ muốn đi du lịch xa khu vực sinh sống, học tập. Cách thuận tiện nhất là sử dụng dịch vụ tàu cao tốc TGV.

Giá vé bình thường khá cao, nhưng nếu bạn ở độ tuổi từ 12 đến 27, bạn sẽ có đủ điều kiện nhận thẻ giảm giá Carte Avantage Jeune. Chi phí này là 49 Euro (khoảng 1,3 triệu đồng) cho cả năm và còn được cam kết giảm 30% cho tất cả các chuyến tàu TGV và tàu liên vận.

Nếu bạn muốn tham quan các khu vực lân cận, các tuyến tàu TER trong khu vực cũng áp dụng khuyến mãi thường xuyên.

Hoặc dịch vụ đi chung xe cũng rất tiện lợi và phổ biến tại Pháp. Một công ty địa phương có tên Blablacar cho phép bạn tìm những người cũng đang lên kế hoạch cho hành trình giống như bạn, chi phí do hai bên tự thoả thuận.

Thuê xe đạp 

Một giải pháp thay thế rẻ hơn - và còn tốt cho sức khoẻ là đạp xe. Nếu bạn vẫn đang đắn đo việc có nên sắm riêng cho bản thân một chiếc xe, nhiều thành phố của Pháp cung cấp dịch vụ cho thuê xe đạp, như Vélib ở Paris.

Ví dụ ở thành phố Lille, bạn trả 39 Euro (hơn 1 triệu đồng) cho 1 năm đăng ký dịch vụ, sau đó sẽ có thêm 30 phút miễn phí. Trong khi đó, dịch vụ Vélhop ở Strasbourg cho phép sinh viên dưới 26 tuổi đăng ký dịch vụ trong vòng 10, chỉ phải thanh toán khi ra khỏi Pháp vào cuối học kỳ.

Đọc báo chí Pháp

Chân ướt chân ráo đến một đất nước xa lạ, một trong những mục tiêu hàng đầu của bạn sẽ lẽ là cải thiện tiếng Pháp. Bạn có thể coi việc đọc báo, tin tức hàng ngày như một cách tốt để tiếp xúc, trao dồi ngôn ngữ và cập nhật những gì đang diễn ra xung quanh hàng ngày.

Hầu hết các trường đại học đều trả tiền đăng ký Europresse, một nền tảng cung cấp quyền truy cập vào hàng trăm nguồn truyền thông, tin tức địa phương và quốc gia cho sinh viên thoải mái cập nhật tin tức.

Tất cả những gì bạn phải làm là đăng nhập bằng địa chỉ email trường đại học để đọc tin tức trực tuyến.

Các chi phí văn hoá khác

Rất nhiều bảo tàng và di tích, bao gồm cả các địa điểm nổi tiếng như Louvre, miễn phí cho người dưới 26 tuổi, đang sống tại Liên minh Châu Âu. Đây là cách tuyệt vời để khám phá văn hóa và lịch sử của Pháp mà không phải tốn tiền. Rất nhiều viện bảo tàng cũng mở cửa miễn phí vào chủ nhật đầu tiên của mỗi tháng.

Bên cạnh đó, nhiều rạp chiếu phim, thư viện ở Pháp còn cung cấp vé giảm giá dành cho sinh viên.

Giảm giá khi mua sắm

Sinh viên tại Pháp ai cũng biết đến trang web UNiDAYS, nơi luôn tràn ngập các khuyến mãi cho quần áo, sản phẩm làm đẹp, công nghệ,... 

Một số cửa hàng, trang web khác còn áp dụng giảm giá 10% khi bạn xuất trình thẻ sinh viên.

Theo TheLocal.fr

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.