Thông tin trên báo chí, BS Hoàng Tuấn - chuyên gia về phẫu thuật thẩm mỹ cho biết, khi thực hiện hút mỡ, kinh nghiệm và kỹ năng của bác sĩ gây mê rất quan trọng. Nếu tiêm thuốc quá nhanh sẽ dẫn đến không xử lý kịp.
Theo đó, nên đưa thuốc vào từ từ, khi bệnh nhân có biểu hiện khó chịu, cần dừng ngay, khi đó lượng thuốc vào cơ thể ít, dễ xử lý hơn.
Phương pháp hút mỡ thường chỉ áp dụng với người có cân nặng không vượt quá cân nặng chuẩn 10-12kg.
Ngoài ra những người hút mỡ cũng cần có sức khoẻ tốt, da có độ đàn hồi tương đối tốt, tốt nhất ở lứa tuổi dưới 35.
Người thực hiện không mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, rối loạn đông máu, nhiễm trùng, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, dị ứng với thuốc tê...
Hút mỡ cũng có thể gây tử vong, nhưng rất hiếm với tỷ lệ khoảng 3/100.000 ca.
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Cảnh, Khoa Y học thực nghiệm, Bệnh viện 108, hút mỡ bụng là can thiệp được xếp vào loại phẫu thuật với mục đích lấy bớt độ dày của vùng mỡ dưới da.
Trong quy định, phẫu thuật hút mỡ bụng bắt buộc phải được thực hiện ở bệnh viện, bệnh viện thẩm mỹ và phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
Tiến hành 1 ca phẫu thuật hút mỡ bụng phải theo quy trình rất chặt chẽ. Sau khi thăm khám, nếu có chỉ định hút mỡ bụng, bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm, khám chuyên khoa liên quan để xác định có thể làm phẫu thuật này hay không. Bác sĩ cũng sẽ tiến hành khám tiền mê để nhận định bệnh nhân có thể thực hiện gây mê hay không.
Thông thường, nếu vùng bụng lớn, vùng hút mỡ rộng, bệnh nhân sẽ được chỉ định gây mê. Nếu vùng hút không quá lớn, bác sĩ cũng có thể áp dụng gây tê tại chỗ để phẫu thuật cho bệnh nhân.
Theo các tài liệu y học, phẫu thuật hút mỡ bụng có đến 24, 25 biến chứng có thể xảy ra, bao gồm: Chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng, phù phổi, tắc mạch phổi, ngộ độc thuốc tê,… Trong đó, biến chứng cao nhất ghi nhận là tử vong.
Biến chứng do thủ thuật hút mỡ không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà cả các nước có ngành Phẫu thuật thẩm mỹ tiên tiến và phát triển.
Theo thống kê của Hiệp hội Bác sĩ Phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ (ASPS), từ năm 2003 Mỹ đã có 198.000 ca Phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ và là thủ thuật thẩm mỹ phổ biến thứ 4. Còn tại Brazil, một trong những nơi Phẫu thuật thẩm mỹ lớn nhất thế giới Hiệp hội Phẫu thuật thẩm mỹ Brazil (BSPS), cho biết, hơn 90.000 ca phẫu thuật hút mỡ mỗi năm được thực hiện tại Brazil, chiếm 20% các thủ thuật Phẫu thuật thẩm mỹ, chỉ sau nâng ngực.
Trong các biến chứng sau hut mỡ, chủ yếu nhất là sự bất thường ở da (có thể nhìn thấy cụ thể), phù nề kéo dài, tăng sắc tố, thay đổi độ nhạy cảm của da, huyết thanh, tụ máu, loạn dưỡng da, không đủ điều chỉnh, loét, hoại tử da, viêm da tiếp xúc, sẹo không thẩm mỹ.
Ngoài ra, các biến chứng toàn thân của hút mỡ cổ điển bao gồm thủng nội tạng, phản ứng dị ứng với thuốc trong chăm sóc sau phẫu thuật, sốt, nhiễm trùng hệ thống, rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, thiếu máu, sốc huyết khối, huyết khối tĩnh mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch nặng, huyết khối tĩnh mạch phổi, và thậm chí tử vong .
Thuyên tắc mỡ phổi sau khi hút mỡ thường không thể chẩn đoán được vì biểu hiện lâm sàng có thể khác nhau rất nhiều, từ khó thở nhẹ, nhịp tim nhanh, nhiệt độ tăng cao và xuất huyết trên da cho đến các trường hợp suy hô hấp nặng và tử vong.
Các triệu chứng của nó là không đặc hiệu và thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng huyết khối phổi, do đó dẫn đến huyết khối tĩnh mạch nghiêm trọng.
Mặc dù nguy cơ chính xác của việc phát triển thuyên tắc phổi chất béo chưa được thiết lập, tử vong xảy ra ở 15%. Còn tử vong vì thuyên tắc mỡ và huyết khối tắc mạch, với tỷ lệ mắc là 2,6/100.000 trường hợp.
Thuyên tắc mỡ là một biến chứng hiếm gặp của hút mỡ, nhưng nó có hậu quả nghiêm trọng.
Vì các triệu chứng của nó không đặc hiệu và thường được đánh giá thấp bởi nguy cơ biến chứng phát triển sau khi hút mỡ chưa được thiết lập chính xác. Giai đoạn hậu phẫu sau phẫu thuật hút mỡ đòi hỏi sự chăm sóc nhiều hơn, đòi hỏi sự cam kết cao hơn của các bác sĩ thực hiện thủ thuật này.