Những bệnh lý về gan nguy hiểm nhất bắt nguồn từ thói quen bia rượu

Rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về gan. Gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan là 3 bệnh lý được xác định chủ yếu do bia rượu gây nên.

Những bệnh lý về gan nguy hiểm nhất bắt nguồn từ thói quen bia rượu

Có tới 90% người thường xuyên uống rượu bia bị gan nhiễm mỡ, 20-40% bị viêm gan, 10-25% bị xơ gan, ung thư gan. Trong khi đó, kết quả khảo sát của Bộ Y tế mới đây cho thấy, Việt Nam nằm trong danh sách 25 nước uống bia nhiều nhất thế giới và đứng đầu Đông Nam Á. Theo đó, có 3 bệnh về gan mà nguyên nhân được cho bắt nguồn từ bia rượu ở Việt Nam cũng tăng mức báo động.

Nhung benh ly ve gan nguy hiem nhat bat nguon tu thoi quen bia ruou - Anh 1

Ảnh minh họa.

Ung thư gan

Tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam đứng đầu thế giới. Nguyên nhân theo các nhà khoa học do cơ quan này thường xuyên bị tấn công bởi rượu bia. Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết, các bệnh lý gan đang không ngừng gia tăng tại Việt Nam. Tính riêng ung thư gan, mỗi năm, trên thế giới có thêm 500.000 ca mắc mới và trên 750.000 người tử vong. Trong khi tại Việt Nam, ước tính trung bình mỗi năm ghi nhận hơn 10.000 ca mắc mới và khoảng 22.000 ca tử vong, chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới.

Viêm gan

Việt Nam cũng là một trong ba quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan cao. Hiện cả nước có hơn 20 triệu người nhiễm virus viêm gan B và C, trong đó, khoảng tám triệu người trong tình trạng viêm, xơ gan và ung thư gan. Hằng năm, Việt Nam có hơn 100.000 ca tử vong do bệnh viêm gan B và C, tiếp đến là viêm gan do rượu, bia.

Viêm gan và bia rượu được các nhà khoa học so sánh như một cặp bài trùng. Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thành Lý - Phó chủ tịch Hội Gan mật TP HCM cho biết, cồn và các chất độc trong rượu bia khi đi vào cơ thể sẽ kích hoạt tế bào Kupffer làm tăng sản suất các chất gây viêm như Interleukin, TNF-α, TGF-β… Các chất này tích tụ dần trong gan, “chiêu dụ” bạch cầu đến gan và gây ra phản ứng viêm thái quá, tấn công cả các tế bào gan khỏe mạnh. Số lượng tế bào gan bị hủy hoại nhiều sẽ khiến quá trình giải độc gan suy giảm và gan nhiễm độc là điều tất yếu.

Gan nhiễm mỡ

Cồn và các độc chất kích hoạt tế bào Kupffer ở gan làm gián đoạn quá trình ôxy hóa acid béo và tăng tích lũy chất béo tại gan, gây mỡ hóa tế bào gan. Cùng lúc đó, rượu bia thúc đẩy các độc tố, vi khuẩn chuyển dịch từ ruột vào gan, khiến cơ quan này dễ nhiễm độc nặng nề. Thống kê cho thấy, 90% người thường xuyên dùng rượu bia bị gan nhiễm mỡ.

Phòng và điều trị sớm

Việc điều trị bệnh viêm gan, tăng men gan kịp thời rất quan trọng. Đây cũng là giải pháp duy nhất để ngăn chặn biến chứng thành xơ, ung thư gan. Người bệnh nên thăm khám lá gan định kỳ, theo dõi chỉ số men gan, đặc biệt chú ý khi cơ thể có các dấu hiệu bệnh gan tăng nặng như mệt mỏi, ăn không tiêu, chán ăn, vàng da…

Theo Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, mặc dù viêm gan, men gan tăng cho thấy cơ quan này đã hư hại, tế bào gan hoại tử, song nếu có biện pháp khắc phục tận gốc ở giai đoạn này gan vẫn có thể phục hồi khả năng hoạt động bình thường. Bệnh viêm gan có thể khỏi nếu tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thay đổi lối sống tích cực, tránh rượu bia, thuốc lá, tập luyện và ăn uống khoa học…

Trong nỗ lực dự phòng và điều trị bệnh lý gan, y học thế giới cũng đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp hiệu quả, an toàn. Một trong những giải pháp mới mà các nhà khoa học Mỹ hướng đến là chủ động kiểm soát tế bào Kupffer hoạt động quá mức.

Tinh chất Wasabia và S. Marianum được cho là có khả năng kiểm soát tế bào Kupffer, không sản sinh nhiều các chất gây viêm, tăng cường giải độc, chống độc cho gan. Hai tinh chất này đưa vào cơ thể sau 24 giờ có thể làm giảm 50% việc sản sinh các chất gây viêm như Interleukin, TNF-α, TGF-β… Từ đó hạn chế tổn thương và chết tế bào gan, tăng cường khả năng giải độc, chống độc và bảo vệ gan, phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý gan do lạm dụng bia rượu.

Nếu tổn thương gan ở giai đoạn muộn, các tế bào gan bị xơ hóa và hoại tử nghiêm trọng, hình thành những nốt gan bất thường thì mọi cách điều trị, can thiệp lúc này chỉ làm chậm tốc độ xơ hóa, còn bệnh thì gần như hết đường cứu chữa.

Theo GĐ&XH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ