Kiến
Nhiều loài kiến xây tổ có cấu tạo rất tinh vi, nhưng số còn lại thuộc loài du cư và không xây dựng các cấu trúc có tính lâu dài. Tổ đảm bảo cho kiến sự an toàn cần thiết trước kẻ thù tự nhiên, thời tiết khắc nghiệt và thỉnh thoảng gần nguồn thức ăn, nước hoặc các tài nguyên khác.
Kiến sẽ xây tổ nằm trong lòng đất với cửa tổ nằm trên mặt đất, dưới các viên đá. Có vài loài kiến xây tổ nhỏ hơn, có hình miệng núi lửa giữa các kẽ bê tông và miếng nhựa đường giống tổ kiến đường. Những loài kiến thường xây tổ dạng gò đất gồm kiến tháp, kiến Argentina, kiến gò đất, kiến cắt lá và kiến lửa đỏ.
Các gò đất là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của tổ kiến. Tuy nhiên, những gì bạn thấy trên mặt đất chỉ là một phần rất nhỏ của hệ thống tổ kiến bao la bên dưới.
Các gò đất được kiến thợ tạo ra khi chúng xới đất bên dưới lên khi đào các đường hầm và ngóc ngách bên trong tổ. Đống đất này chồng chất lên trên mặt đất, hình thành ụ. Các gò đất do kiến xây dựng có 3 chức năng chính: Dùng làm lối vào tổ trong lòng đất, điều hòa nhiệt độ bên trong và bảo vệ tổ khỏi kẻ địch cũng như các vị khách không mời khác đến phá hoại hoặc có thể tiêu diệt cả tổ. Các gò đất thường hình thành từ các lớp đất màu mỡ hoặc vài vật liệu từ thực vật.
Vật liệu chúng dùng trong việc xây dựng tổ bao gồm đất và các phần của thực vật, thường thì chúng rất cẩn trọng khi chọn nơi làm tổ. Kiến sẽ tránh làm tổ ở những nơi có xác đồng loại, vì chúng có thể là dấu hiệu của thiên địch hoặc bệnh tật. Chúng có khả năng phân tán khỏi tổ rất nhanh khi nhận thấy có dấu hiệu của sự nguy hiểm.
Ong
Tổ ong được cấu tạo bởi nhiều bánh tổ theo hướng thẳng góc với mặt đất. Giữa bánh tổ này với bánh tổ khác có một khoảng trống thích hợp để làm lối đi lại và nghỉ ngơi của ong.
Bánh tổ ong có nhiều lỗ tổ hình lục giác đều và được xây bằng những vảy sáp do ong thợ tiết ra từ các tuyến sáp. Các lỗ tổ có cạnh chung, đáy chung với nhau. Kết cấu kiểu này rất tiết kiệm nguyên liệu, sử dụng không gian hợp lí, tăng cường độ vững chắc và thuận lợi. Nghệ thuật xây tổ của ong là một nghệ thuật thuộc bản năng kì diệu của loài ong.
Nhiều tài liệu cho rằng cứ sau 12 thế hệ ong, chiều dày vách tổ tăng thêm 0,18 – 0,22 mm, dung tích lỗ tổ hẹp đi 6%, đáy lỗ tổ dày lên. Lỗ tổ dự trữ mật, lỗ tổ ong đực thường được xây cao. Chiều dày bánh tổ khoảng 30 – 32mm, khoảng cách giữa hai bánh tổ là 5 – 7mm: chiều dày bánh tổ (chỗ đẻ trứng phát triển thành ấu trùng nhộng) khoảng 22 – 23 mm thì khoảng cách giữa hai bánh tổ là 11 – 12 mm.
Một bánh tổ chứa đầy mật nặng khoảng 2 – 3kg, Ong thợ xây một lỗ tổ phải tiết ra 139mg sáp (50 vảy sáp): cứ 25cm2 sáp xây được 110 – 115 lỗ tổ ong thợ hoặc 85 – 90 lỗ tổ ong đực. Muốn ong tiết ra 0.5kg sáp cần cung cấp cho nó 1,75kg thức ăn.
Nhện
Bạn thường băn khoăn: Nhện vừa không biết bơi cũng không biết bay thì nó làm cách nào mắc được "tấm lưới không trung"? Thật ra, phần cuối bụng của nhện có mấy đôi "máy dệt", tơ nhện chính là được tuôn ra từ trong lỗ nhỏ của máy dệt.
Thành phần của tơ nhện là protein, giống như tơ tằm vậy, khi vừa tuôn ra còn là một loại "keo dán" rất dính. Khi nó tiếp xúc với không khí thì lập tức trở nên cứng và trở thành tơ.
Cũng giống như con người muốn đi qua bên kia sông thì phải bắc cầu, nhện khi muốn bò đến bờ bên kia sông thì nó phải mắc "cáp trời". Việc mắc "cáp trời" rất thú vị.
Nhện từ vị trí của nó giương ra rất nhiều chân dài để kéo tơ dài ra phía trước. Những sợi tơ nhện này xuôi theo gió bay bay, giống như mấy chiếc dây thắt lưng mỏng trong suốt bay trong không trung. Sau đó, nó luôn dùng chân để chạm vào điểm cố định của sợi tơ nhện. Bỗng nhiên, nó phát hiện trong đó có một sợi tơ không kéo nổi. Hóa ra một đầu của sợi tơ bay bị gió thổi sang đối diện, và đã bị dính trên cành cây hoặc đồ vật khác, "cáp trời" được mắc bằng cách này.
Một biện pháp khác để mắc "cáp trời": Đầu tiên, nhện cố định tơ vào một điểm, còn mình treo trên sợi tơ, rủ xuống mặt đất, sau đó phần cuối bụng vừa nhả tơ, vừa trèo lên trên góc nhà hay cành cây đối diện, đợi sau khi đến được mục đích lại dùng chân thu tơ lại, khi thu đến vừa độ dài thích hợp liền cố định tơ lên trên điểm cố định mới, như vậy cáp trời cũng có thể dệt thành.
Giống như cột nhà phải lớn một chút, nhện định ra sợi này là sợi chống đỡ cho mạng nhện, đi đi về về lại dính lên mấy sợi tơ, biến nó thành một "dây cáp" thô. Tiếp đó, phía dưới sợi cáp thô này lại mắc song song sợi cáp thứ hai. Đợi sau khi hai sợi cáp mắc xong, nhện dệt thành một tấm mạng nhện ở giữa hai sợi cáp thô này.