Nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh nấm đen Mucormycosis

GD&TĐ - Những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh nấm đen Mucormycosis là người từng mắc Covid-19, người mắc bệnh đái tháo đường type 2,...

Nấm Mucormycetes gây ra bệnh "Nấm đen". Ảnh: Shutterstock.
Nấm Mucormycetes gây ra bệnh "Nấm đen". Ảnh: Shutterstock.

Căn nguyên gây bệnh

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh nấm đen còn gọi Mucomycosis (trước đây gọi Zygomycosis) là bệnh nhiễm trùng xâm lấn được đặc trưng bởi nhồi máu và hoại tử mô, tổn thương thường có màu đen.

Theo ước tính của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) có 1,7 trường hợp/1 triệu dân, bệnh hiếm gặp, thường gặp các trường hợp lẻ tẻ, rất hiếm khi gây dịch.

Bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, tỷ lệ tử vong chung tới 54%, tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc loại vi nấm gây bệnh và vị trí nhiễm trùng (tỷ lệ tỷ vong do nhiễm trùng xoang 46%, nhiễm trùng phổi 76%, nhiễm trùng lan tỏa 96%). Tại Ấn Độ, mặc dù không có số liệu khảo sát chính xác về bệnh này, nhưng ước đoán gấp 70 lần số liệu toàn cầu. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, bệnh máu ác tính, ghép tạng, mắc covid

Bệnh nấm đen (Mucomycosis) do căn nguyên là các vi nấm trong bộ Mucorales như: Rhizopus, Mucor, Apophysomyces và Lichtheimia… Vi nấm bình thường sống ở môi trường như đất, nước, không khí, nhất là chất hữu cơ (như rau quả) đang thối rữa và hiếm khi gây bệnh trên người.

Chi Rhizopus thì Rhizopus arrhizus là căn nguyên phổ biến trên toàn cầu, Rhizopus microsporus, Rhizopus homothallicus cũng đang gia tăng.

Chi Mucor gây bệnh phổ biến là loài M. circinelloides

Chi Apophysomyces có bốn loài thường gặp là A. elegans, A. mexicanus, A. ossiformis và A. variabilis được báo cáo là tác nhân gây nhiễm trùng ở cả bệnh nhân có miễn dịch bình thường và suy giảm miễn dịch.

Chi Lichtheimia gây bệnh chủ yếu do loài L. ramosa.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nấm đen

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Thu Ba, Giảng viên cao cấp ĐH Y Dược TPHCM, Chuyên gia Lao và bệnh phổi Bệnh viện Quốc tế Minh Anh cho biết trên trang Bệnh viện quốc tế Minh Anh rằng, Mucormycosis (trước đây gọi là zygomycosis). Đây là một bệnh nhiễm trùng nấm nghiêm trọng nhưng hiếm gặp do một nhóm nấm mốc gọi là mucormycetes gây ra và là bệnh không lây nhiễm.

Các loại nấm mốc này sống khắp môi trường, chủ yếu ảnh hưởng đến những người có vấn đề về sức khỏe hoặc dùng các loại thuốc làm giảm khả năng chống lại vi trùng và bệnh tật của cơ thể. Nấm xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua 2 con đường là hít phải bào tử nấm từ không khí, gây nhiễm trùng phổi, não hoặc xoang. Hai, là xâm nhập qua da bởi vết cắt, vết xước, vết cào, vết bỏng và một số tổn thương da khác.

Người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ nhiễm nấm đen. Khi hít phải bào tử nấm, có thể gây nhiễm trùng và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Ảnh minh họa.

Người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ nhiễm nấm đen. Khi hít phải bào tử nấm, có thể gây nhiễm trùng và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Ảnh minh họa.

Theo bác sĩ Thu Ba, nhiễm trùng có thể xảy ra với bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Nhóm người có nhiều khả năng bị bệnh hơn nếu bị suy giảm hệ thống miễn dịch do các loại thuốc chữa bệnh. Chẳng hạn như người mắc bệnh tiểu đường khi không được kiểm soát, HIV hoặc AIDS, mắc ung thư, nhóm cấy ghép nội tạng, cấy ghép tế bào gốc, giảm bạch cầu trung tính (số lượng bạch cầu thấp), sử dụng steroid lâu dài, sử dụng ma túy tiêm, mức độ cao của sắt trong cơ thể của bạn (bệnh huyết sắc tố), sức khỏe kém do dinh dưỡng kém, nhiễm axit chuyển hóa, sinh non hoặc sinh nhẹ cân.. nhóm chấn thương ngoài da như bỏng, vết cắt hoặc vết thương. Và các trường hợp đã được báo cáo ở những người có Covid-19...

Cũng thông tin về bệnh nấm đen, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố HCM (HCDC) cho biết, hầu hết nhiều người hàng ngày đều tiếp xúc với các bào tử nấm cực nhỏ, vì vậy, rất khó để tránh xa bào tử nấm Mucormycetes. Nói chung những loại nấm này không gây hại cho hầu hết mọi người.

Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu, việc hít thở phải bào tử nấm Mucormycetes có thể gây nhiễm trùng và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Việc sử dụng bừa bãi, lạm dụng các thuốc steroid có thể liên quan đến bệnh nhiễm trùng nấm đen hoặc các bệnh nhiễm trùng nấm khác.

Những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh là người từng mắc Covid-19. Người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đặc biệt là có tình trạng nhiễm toan ceton. Người mắc bệnh ung thư, cấy ghép tạng, cấy ghép tế bào, sử dụng Corticosteroid thời gian dài. Người có tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV… Người bị chấn thương da do phẫu thuật, có vết bỏng, vết thương trên da… Trẻ sinh non, nhẹ cân và suy dinh dưỡng…

Đọc phim chụp tổn thương sọ não và xoang ở bệnh nhân nhiễm nấm đen. Ảnh: BV Bạch Mai.
Đọc phim chụp tổn thương sọ não và xoang ở bệnh nhân nhiễm nấm đen. Ảnh: BV Bạch Mai.

Trên trang Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh là người từng mắc Covid-19, người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đặc biệt là có tình trạng nhiễm toan ceton, người mắc bệnh ung thư, cấy ghép tạng, cấy ghép tế bào, sử dụng Corticosteroid kéo dài, người có tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, người bị chấn thương da do phẫu thuật, bỏng, trẻ sinh non, nhẹ cân và suy dinh dưỡng…

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, bệnh nhiễm nấm đen có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và bộ phận cơ thể. Các triệu chứng phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng nơi nấm phát triển. Nó có thể dẫn đến mũi bị hoại tử thâm đen hoặc đổi màu, đau mặt, đau vùng xoang lan lên mắt, đau đầu, đau ngực, khó thở và ho ra máu...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.