Nhóm bệnh khiến 73% trường hợp tử vong ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Tại Việt Nam, nhóm bệnh này là nguyên nhân của 73% trường hợp tử vong và đang có xu hướng trẻ hóa.

Trong số các bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ tử vong cao, thì tim mạch dẫn đầu với hơn 40%. Ảnh minh họa.
Trong số các bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ tử vong cao, thì tim mạch dẫn đầu với hơn 40%. Ảnh minh họa.

Theo thông tin từ Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, những tháng gần đây, đơn vị này đã tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân từ 7 - 18 tuổi nhập viện với chẩn đoán đái tháo đường type 1, mức đường huyết rất cao.

Khoa cũng đang điều trị cho bé gái 8 tuổi mắc đái tháo đường type 1 được chẩn đoán lần đầu.

Ngoài tiểu đường, theo các chuyên gia y tế, trong số các bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ tử vong cao, thì tim mạch dẫn đầu với hơn 40%. Theo Viện Tim mạch quốc gia, cứ 4 người trên 25 tuổi, có ít nhất 1 người gặp nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tình trạng này đang có chiều hướng tăng ở người trẻ tuổi.

Trước đây, những người từ 50 tuổi trở lên mới có nguy cơ bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não… Song, hiện, bệnh tim mạch đã xuất hiện ở những người 30 - 40 tuổi, thậm chí có những ca bệnh dưới 30 tuổi.

BSCKII Nguyễn Thế Huy, Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện E) cho biết, gần đây có những bệnh nhân mới 30 - 35 tuổi nhưng đã vào viện với tình trạng tắc hoàn toàn mạch vành hay còn gọi là nhồi máu cơ tim cấp và có diễn biến nặng.

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim mạch là béo phì, stress, nghiện thuốc lá, rượu bia, thức ăn nhanh, chế độ dinh dưỡng nhiều thịt ít rau, lười vận động...

Giống như tim mạch, tình trạng đột quỵ ở người trẻ cũng đang tăng. Một thống kê chưa đầy đủ của ngành y tế chỉ rõ, đột quỵ ở người trẻ tuổi chiếm khoảng 25% số ca ghi nhận.

BS Phạm Văn Cường - Khoa Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, trước đây, đột quỵ thường là bệnh lý của người già. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng người trẻ bị đột quỵ chiếm khoảng 20 - 25% tổng số bệnh nhân đột quỵ phải nhập viện.

Lý giải về tình trạng này, chuyên gia cho biết, ngoài nguyên nhân bệnh lý thì lối sống công nghiệp, lười vận động, chế độ ăn uống thiếu khoa học… đang khiến mô hình bệnh tật ở Việt Nam thay đổi theo xu hướng trẻ hóa.

BS Phạm Văn Cường nhấn mạnh: “Toàn cầu hóa và đô thị hóa, sự thay đổi môi trường như là những tác nhân làm tăng lối sống không lành mạnh, như hút thuốc lá, lạm dụng uống rượu, bia, ăn uống không hợp lý, ít vận động thể lực. Chính những yếu tố nguy cơ này làm phát triển các bệnh không lây nhiễm”.

Để phòng tránh, chuyên gia khuyến cáo, người dân nên thực hiện tốt các biện pháp như: Bỏ thuốc lá; tăng cường vận động thể lực, tích cực tham gia thể dục thể thao; hạn chế rượu bia và có chế độ ăn uống hợp lý... Hạn chế muối, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ xào rán; đồ uống ngọt, có ga; tăng cường rau xanh, hoa quả tươi… Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, hạn chế mắc các bệnh lý không lây nhiễm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.