Nhớ lễ khai giảng trong rừng Đước và Di chúc Bác Hồ

GD&TĐ - Lễ khai giảng khoá Sư phạm đào tạo giáo viên cấp 2 - 3 kháng chiến năm 1969 - 1970 của chúng tôi diễn ra tại kinh Bông súng ở rừng Đước vào ngày 26/9/1969, đồng thời cũng là ngày làm Lễ truy điệu Bác Hồ. 

NGND.TS Đặng Huỳnh Mai cùng các học sinh khuyết tật trong một sự kiện hưởng ứng ngày người khuyết tật Việt Nam
NGND.TS Đặng Huỳnh Mai cùng các học sinh khuyết tật trong một sự kiện hưởng ứng ngày người khuyết tật Việt Nam

Khoá học này của Trường Sư phạm Tây Nam bộ (SP T3) có 2 lớp với 60 học viên đến từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tất cả đều được giao liên đưa đi bằng đường bộ, dưới làn bom đạn để đến trường.

Lúc đó, do còn quá trẻ nên chúng tôi chỉ biết khóc và khóc rất nhiều, như chính sự ra đi của người thân trong gia đình. Bản thân tôi lúc đó đã thầm nghĩ: “Không còn Bác Hồ thì làm sao mà Cách mạng thành công; chắc là sẽ tiếp tục hoạt động trong rừng mãi mãi”.

Thế nhưng, Cách mạng thành công, giành thắng lợi! Chính điều này đã làm cho thế giới cũng phải thừa nhận rằng Cách mạng Việt Nam thắng lợi là nhờ chúng ta có Di chúc Bác Hồ. Báo Tự do nhân dân Budapet ngày 11/9/1969 đã viết: “Bản Di chúc đậm đức hiếu sinh vẫn đồng hành cùng hiện nay và mai sau, không chỉ là của riêng nhân dân Việt Nam, mà còn dành cho tất cả các dân tộc, các Đảng đấu tranh về chủ nghĩa xã hội, dù ở châu Á, châu Âu hoặc bất cứ nơi nào trên các lục địa”.

Với tấm lòng yêu kính Bác, có lẽ chúng tôi không bao giờ quên được những xúc cảm trào dâng khi được nghe thầy Hiệu trưởng, một nhà giáo đi B đọc nhẹ nhàng: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Lúc đó tất cả chúng tôi đều bậc khóc và khóc rất nhiều!

Nhìn lại chặng đường 50 năm đã đi qua, có lẽ lãnh đạo Ban Tuyên huấn, Tiểu ban giáo dục, quý thầy cô, cán bộ công nhân viên của Trường SP Tây Nam bộ, cũng như các bạn học viên cùng thừa nhận rằng, bên cạnh việc học tập Di chúc, chúng tôi còn được nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua lá thư cuối cùng để vận dụng trong quá trình giảng dạy và công tác với các nội dung như:

Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng…

Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật.

Phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tăng cường đảm bảo sức khỏe và an toàn.

Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thành thắng lợi nhiệm vụ đó.

Và đại gia đình Sư phạm Tây Nam bộ chúng tôi có quyền có một chút tự hào về sự trọng dân và gắn bó mật thiết với nhân dân như Bác đã dặn trong Di chúc với trong phạm vi công tác chuyên ngành của mình và tấm lòng yêu kính Bác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.